Xác định đúng vấn đề chính sách

    Tuy nhiên, các số liệu thông kê không thể phản ánh được mọi vấn đề thực tiễn, đặc biệt trong các tình huống mới của đất nước hay quôc tế. Vì vậy, các sự kiện cũng là nguồn thông tin quan trọng về các vấn đề mới nảy sinh. Những sự kiện lớn như thiên tai, khủng bô”… bản thân chúng cũng đặt ra các vấn đề chính sách mới, thậm chí có thể dẫn đến những thay đổi cả về đường lối, chiến lược.

Xác định đúng vấn đề chính sách

    Các nhận định, suy luận chủ quan trên cơ sở nhận thức được quy luật phát triển, cũng là một nguồn quan trọng trong việc xác định vấn đề chính sách. Dù cho cùng cũng phải dựa trên các số liệu và sự kiện, các nhận định này thông thường thể hiện tầm nhìn xa cũng như định hướng giá trị của các nhà lãnh đạo. Bởi có tầm nhìn xa, ý kiến của người lãnh đạo (đặc biệt trong nhũng tình huống không bình thường) lúc đầu luôn là thiểu số. Mặt khác, với tư cách đại diện cho nhân dân, ý kiến của họ lại phải đại diện cho đa số. Đây cũng là một trong những mâu thuẫn cơ bản được Chính trị học nghiên cứu lâu nay, và chỉ có thể giải quyết được thông qua quá trình phát triển thực tế. Việc xác định được cơ chếđể phát huy tính sáng tạo, nhưng cũng ngăn ngừa được sự chủ quan, độc đoán của người lãnh đạo và hoạch định chính sách, luôn là một trong những vấn đề được quan tâm cả trong khoa học lẫn hoạt động thực tiễn.

    Để có thể xác định đúng vấn đề chính sách, người cán bộ lãnh đạo cũng cần nắm được nguyện vọng nhân dân, tận dụng được sự ủng hộ của thông tin đại chúng và kiểm soát được nghị trình chính thức của chính quyên. Điều này càng quan trọng trong điều kiện nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, và vì dân.

    Trong vô số các vấn đề chính sách, để được đưa vào nghị trình và bàn luận thực sự, một vấn để cần thỏa mãn ba yêu cầu căn bản: tầm quan trọng của vấn đề, hoàn cảnh chính trị thích hợp, và sự ủng hộ chính trị.

    Từ ba điều kiện căn bản trên có thể thấy ba nguyên nhân chính khiến một vấn đề không được đưa ra bàn luận và do vậy cũng sẽ không được giải quyết.

    Trước hết, vấn để đó có thể chưa mang tính khái quát cao và không căn bản, tức là không có tầm quan trọng đối với cấp chính quyền cụ thể. Điểu này phụ thuộc một phần quan trọng vào tầm nhìn, động cơ của người đề xướng vấn đề chính sách, cũng như quan điểm của người lãnh đạo, vì họ là người kiểm soát chương trình nghị sự.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: vai trò của chính sách công, chính sách