Phân loại vùng

    Cho đến nay khoa học vùng đã đề xuất nhiều khung lý thuyết nghiên cứu vùng với nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như: vùng hình thức, vùng chức năng; vùng đồng nhất, vùng phân cực; vùng trung tâm, vùng ngoại vi; vùng kinh tế, vùng hành chính, vùng kế hoạch; vùng đô thị, vùng nông thôn, vùng văn hoá, vùng ngôn ngữ tộc người, V.V.. Nhưng có lẽ khung lý thuyết phổ quát và hữu dụng nhất vẫn là để xuất chia thành 3 loại vùng: 1) vùng thể chế; 2) vùng biểu thị mục tiêu; và 3) vùng cảm nhận, mà trên thực tế là vùng cộng đồng. Khung lý thuyết với ba loại vùng đó sẽ được giới thiệu dưới đây:

Phân loại vùng

    Vùng thể chế xuất hiện từ khi con người bước vào thời kỳ lịch sử và bắt đầu xây dựng các loại hình nhà nước khác nhau, và có lẽ đó là loại hình quản lý quen thuộc nhất đổi với hầu hết các dân tộc. về phương diện này nhà địa lý học Sack đã thể hiện một cách hết sức thuyết phục rằng việc thể chế hóa các vùng là một khuynh hướng cơ bản của việc xác định lãnh thổ nhân văn thường được thúc đẩy bởi nhu cầu thực hiện những mục tiêu hoàn toàn riêng biệt. Một khi đã được thể chế hóa, thì các vùng này nghiễm nhiên được thừa nhận là những thực thể hiện tồn với những ranh giới được xác định một cách rõ ràng trên giấy tờ, mặc dù trong thực tế không phải bao giò các ranh giới đó cũng được xác định rõ ràng trên mặt đất. Vùng thường được thể chế hóa thành những hệ thống phân cấp, có thể được thể hiện bằng những cách thức khác nhau, chẳng hạn như các đơn vị hành chính liên bang, bang, quận, và các đơn vị hành chính địa phương ở Mỹ; hoặc các giáo phận, giáo khu, và giáo xứ thuộc Nhà thò Công giáo La Mã, các vùng theo tỉnh ở các nước Đông Âu, V.V..

    Vùng biểu thị mục tiêu thường được các nhà khoa học, các nhà phân tích, các nhà lập kê hoạch, hoặc các nhà tổ chức tạo ra nhằm giảm thiểu tính chất phức tạp của cấu trúc không gian, phần nhiều là các không gian nhân văn sao cho có thể nhận thức và quản lý được dễ dàng hơn. Quá trình tạo ra các vùng biểu thị mục tiêu trong địa lý học cũng giống như quá trình phân loại tổng quát của hầu hết các bộ môn khoa học. Các vùng biểu thị mục tiêu bao gồm hai loại: vùng hình thức và vùng chức năng. Các vùng hình thức, còn được gọi là các vùng đồng dạng, chúng tương đồng hoặc đồng dạng liên quan đến các hiện tượng được lựa chọn ngẫu nhiên. Chẳng hạn như đó là những vùng đồi savane, những vùng trũng, những dải cát ven biển, v.v..; các vùng đó là sản phẩm tư duy của các nhà địa mạo, là người hiểu biết về các lĩnh vực có liên quan.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích chính sách công, chính sách văn hóa