Tính đại diện
Tính khoa học của một chính sách không thể tách rời khỏi tính đại diện cho lợi ích của nhân dân. Bởi vì mọi chính sách đểu phải kết hợp được hài hoà lợi ích của các chủ thể liên quan, đây là vấn để thực chất của chính sách. Tính dân chủ thực chất cũng thể hiện cô đọng nhấtở đây chứ không phải ở sự đa dạng hay phổ thông đầu phiếu. Chúng chỉ là các công cụ, và vì vậy cũng có thể được sử dụng cho những mục đích phản dân chủ. Tuy nhiên, phải thấy rằng nếu chưa có được các công cụ tốt hơn, việc sử dụng các công cụ này là tất yếu.
Xét từ góc độ chính trị học có thể thấy mâu thuẫn trung tâm ở đây chính là tầm nhìn xa của người lãnh đạo vốn chiếm thiểu số, với lợi ích trước mắt của đa số người dân. Nói cách khác, cái đúng, cái thiên tài luôn là thiểu số khi nó bắt đầu xuất hiện, và vi vậy có nhiều khả năng nó không được ủng hộ bởi đa số. Để vượt qua nan giải này, tính dân chủ bắt buộc phải dựa trên nền tảng khoa học. Việc bỏ phiếu (lựa chọn chủ quan) phải là bỏ phiếu cho các phương án được luận chứng khoa học (giữa các phương án có tính khoa học ngang nhau) chứ không phải là bở phiếu cho mọi phương án. Điều này tất nhiên cũng đúng cho toàn bộ các vấn đề về dân chủ. Đây cũng là một nội dung quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc tham khảo ý kiến rộng rãi luôn phải dựa trên cơ sở khoa học, nếu không dân chủ sẽ bị lợi dụng để thực hiện lợi ích cục bộ, thậm chí của một cá nhân.
Tính thể chế
Nghiên cứu thực tế cho thấy nội dung của phương án chính sách cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các lợi ích cục bộ (ví dụ, của cơ quan được giao nhiệm vụ hoạch định phương án chính sách). Mặc dù không thể hoàn toàn xuất phát từ lợi ích cục bộ, các phương án chính sách sẽ có thể dễ dàng được thiết kế theo hướng có lợi cho cơ quan hoạch định, và có lợi cho cơ quan nhà nước nói chung: về ngân sách triển khai, biên chế, cũng như các thuận lợi khác. Đặc biệt các chính sách mới, mang tính cải cách, thường động chạm đến lợi ích (ngân sách, biên chế…) sẽ dễ bị ảnh hưởng của các suy tính lợi ích cục bộ của các thể chế liên quan. Lợi ích cục bộ này có tính thể chế (không phải cá nhân) vì nêu người lãnh đạo thể chê đó được chuyển đến cơ quan khác, họ lại bảo vệ lợi ích của cơ quan mới. Theo nghĩa này, mặc dù người này không vì mình, chỉ vì “tập thể”, cũng có tác hại không kém những người vị lợi cá nhân. Các biến tướng của lợi ích cục bộ rất tinh vi và không dễ đấu tranh, do tính chất tập thể của chúng. Người lãnh đạo chính trị không thể không quan tâm đến tính “dân chủ” kiểu cục bộ này.