+ Cơ quan này cũng phải chịu trách nhiệm giải trình về các hoạt động triển khai đó. Việc chịu trách nhiệm giải trình, hay đúng hơn tính khả quy trách nhiệm có hàm ý rằng, việc triển khai chính sách đòi hỏi việc quy định rõ trách nhiệm cho từng công việc. Tính khả quy trách nhiệm khác với tinh thần trách nhiệm ở chỗ, đó là đòi hỏi khách quan của việc cưỡng chê có hiệu lực (đặc điểm của chính sách công) chứ không phải là đòi hỏi về mặt đạo đức như “tinh thần trách nhiệm” hàm ý. Tính khả quy trách nhiệm là đòi hỏi tối thiểu, trong khi tinh thần trách nhiệm là đòi hỏi tối đa, có tính lý tưởng cần vươn tối mà trong thực tế không thoa mãn.
Các cơ quan triển khai chính sách thông thường cũng có tính độc lập nhất định trong việc cụ thể hóa nội dung chính sách. Sự tham gia “vượt quyển” này đói lúc là rất cần thiết, bởi vì quá trình này có thể xuất hiện nhiều vấn đề thực tế không thể lường được trong giai đoạn hoạch định, cần giải quyết sáng tạo, kịp thời. Tuy nhiên, không thể không có các cơ quan theo dõi kiểm tra sự triển khai trong thực tế.
Tuy nhiên, bản thân việc giám sát cũng là một dịch vụ công (vì những người không giám sát cũng tự động được hưởng lợi từ sự giám sát của những người khác). Đây là kết quả nghiên cứu quan trọng của khoa học chính sách vì nó cho thấy rằng, việc giám sát chính sách công cũng cần quyền lực công, tức vai trò của nhà nước. Với các xã hội phát triển, trình độ nhận thức và ý thức trách nhiệm xã hội cao, việc giám sát như vậy có thể để cho các tổ chức phi chính phủ đảm nhiệm. Công việc của chính phủ lúc đó chỉ đơn thuần là tạo hành lang pháp lý và cung cấp thông tin sẵn có chứ không nhất thiết phải cung cấp tài chính hay nhân lực.
Đánh giá chính sách
Đánh giá chính sách ngày càng được coi trọng trong chu trình chính sách, bởi vì đây là khâu thường bị quên lãng, hoặc không được tiến hành một cách nghiêm túc.
Giai đoạn đánh giá bao gồm đánh giá kết quả thực tê của việc triển khai chính sách cũng như đánh giá -bản thân quá trình xây dựng và triển khai để tổng kết các kinh nghiệm. Tuy nhiên, để đánh giá được một cách khoa học thì khả năng đo lường được chính xác các chi phí và kết quả, cũng như . khả năng quy được trách nhiệm là rất quan trọng. Và đây cũng là hai vấn đề trung tâm của nhiều cải cách hành chính hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Theo tính chất và mức độ khái quát có thể chia ra ba loại đánh giá chính sách chính: Đánh giá chính trị; đánh giá kỹ thuật; và đánh giá toàn diện.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: vai
trò của chính sách công, chính
sách