Sự tiệm tiến là gì?

Tính tiệm tiến

    Trong thực tế, các chính sách có các tác động phức tạp và không thể đánh giá hết được các chi phí và ích lợi của chúng. Ngoài ra, việc đánh giá những chính sách lớn đòi hỏi nhiều công sức và các nguồn lực, khiến chính phủ đôi khi không thể xây dựng các phương án hoàn toàn mối. Người ta thường so sánh với các phương án cũ để cải tiến và hoàn thiện chính sách. Như vậy, trong thực tê, phần lớn các chính sách được xây dựng theo phương thức tiệm tiến (thay đổi dần dần để ngày càng tốt hơn). Hơn nữa, các quyết định chính sách “tối ưu” có thể bị gọt giũa để trở thành “chấp nhận được”. Thực tế này đôi khi đưa đến kết quả là chính sách được đưa ra có thể chỉ là một chuỗi các biện pháp không toàn diện vì chứa quá nhiều thởa hiệp với sức ỳ quá khứ. Thậm chí, chúng có thể nhằm trì hoãn chứ không phải là giải quyết các vấn đề bức xúc.

Sự tiệm tiến là gì?

Mặt khác, cũng phải nhìn nhận các lý do thực tế của sự tiệm tiến như vậy:

    Thứ nhất, các nhà hoạch định chính sách thường không đủ thời gian, thông tin, nguồn lực để khảo sát kỹ lưỡng mọi phương án chính sách, đặc biệt đối với các chính sách trong những lĩnh vực rộng lớn. Do vậy, cũng không thể xác định được chính sách tốiưu. Sự nôn nóng đưa ra các chính sách “cách mạng”, “đại nhảy vọt” trong những điểu kiện như vậy có thể đẩy nhân dân vào những thí nghiệm chính sách với các tổn thất khó lường: Từ thực tế này, nếu lấy sự ổn định và “ít sai” làm trọng, phương pháp tiệm tiến là một phương pháp đáng tin cậy và hơn thế nữa, ít gây rủi ro chính trị cho những người có trách nhiệm.

    Thứ hai, việc chấp nhận tiếp tục các chương trình chính sách hiện có bao giờ cũng thuận lợi hơn về chính trị. Bởi vì các thay đổi thường sẽ kèm theo các tranh luận và các tấn công từ nhóm các chủ thể vốn đang có lợi từ các chương trình hiện có. Không có nhà chính trị nào muốn bị lôi kéo vào các cuộc tranh cãi thường kỳ như vậy.

    Thứ ba, thông thường, người ta sẽ tìm các quyết định dung hoà (một thoả hiệp giữa tính khả thi và mức độ thoả mãn các yêu cầu đề ra) chứ không phải là các quyết định tối ưu. Và một khi đạt được một phương án dung hoà như vậy, ít người sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương án thay thế (có thể tốt hơn phương án được lựa chọn, về mặt chi phí – lợi nhuận).

    Như vậy, có thể thấy tính tiệm tiến có mâu thuẫn với tính khoa học, nhưng đây là thực tế hoạt động chính trị và xét cho cùng, nhìn nhận tính thực tế của các điều “phi” khoa học cũng chính là khoa học. Nói cách khác, tính khách quan của khoa học chính là phải tính đến các điểu kiện chủ quan – các dữ kiện thực tế về trình độ phát triển của con người, xã hội với các môi trường, tâm lý, thói quen cụ thể.