Không ai có thể nói một cách chắc chắn rằng không có khó khăn gì trong việc hoạch định được một chính sách vùng và địa phương hiệu quả, vì việc hoạch định chính sách thường đi kèm với nhiều thách thức và rủi ro. Bên cạnh đó, quá trình hoạch định chính sách vùng và địa phương luôn luôn liên quan đến vô số mối quan tâm, liên quan đến những phân tích phức tạp, đến các nguồn thông tin trái chiều, đến các con người cụ thể với những bản sắc và cá tính rất đa dạng. Một số nhân tố dưới đây sẽ làm rõ thêm các vấn đề đó.
Những khác biệt về mục tiêu
Các lợi ích chính đáng của cộng đồng thường bao gồm nhiều mục tiêu và đôi khi không tránh khỏi chúng xung đột nhau. Đó thực chất là một thách thức lớn đôi với công việc hoạch định chính sách. Chẳng hạn một cộng đồng doanh nghiệp trước hết có thể được huy động bỏi một mục tiêu lợi nhuận nào đó trong việc trình bày vị trí của nó về một kế hoạch tổng thể. Các lợi ích cộng đồng khác có thể đật ưu tiên cao hơn vào mục đích bảo vệ môi trường thiên nhiên càng nhiều càng tốt. Và các mục tiêu này có thể xung đột nhau.
Tính đa dạng về lợi ích
Các nhóm đa lợi ích và các trung tâm quyền lực thường có khuynh hướng “đi bước một cho đúng hướng” theo cách thức tiên tiến hơn là cam kết với những thay đổi lớn. Một số bên tham gia thường nản lòng vì cho rằng quá trình hoạch định chính sách cần tạo ra những thay đổi quyết định hơn nhiều so với hiện trạng. Mặt khác, dường như những thay đổi nhỏ trong ngắn hạn lại có thể đem đến những tác động dài hạn. Một số nhóm lợi ích có thể sử dụng việc phân tích để có được các lựa chọn hợp lý; một số người có kỹ năng cao trong việc sử dụng phương pháp thống kê để chứng minh mọi thứ. Tuy nhiên, việc xem xét chặt chẽ các phân tích của họ cũng có thể phát hiện được các sai lầm nghiêm trọng.
Hạn chế các nguồn thông tin
Tình trạng không có được các nguồn thông tin chính xác cũng có thể cản trở nghiêm trọng đối với việc hoạch định chính sách. Các quan chức chính quyển vùng và địa phương thường phải đối mặt với tình trạng quá tải thông tin. Quá nhiều thông tin có thể làm cho việc ra quyết định trở nên không chắc chắc. Trong tình trạng đó toàn bộ nguồn thông tin trở nên bị pha loãng và thiếu sức thuyết phục, khiến cho nhũng người ra quyết định có thể phải dùng đến các phương pháp ra quyết định thiên về cảm tính cá nhân nhiều hơn. Các dữ liệu và các phân tích chính xác, được tổ chức tốt có thể tạo thuận lợi lớn cho quá trình ra các quyết định hoạch định chính sách.
Đọc thêm tại: http://tinchinhtrixahoi.blogspot.com/2015/07/tieu-chi-ve-mot-chinh-sach-vung-va-ia.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính
sách công ở việt nam, quản
lý công là gì