Các thách thức trong hoạch định chính sách vùng và địa phương.
Quá trình hoạch định chính sách vùng và địa phương thường rất phức tạp và khó khăn vì phải đáp ứng được các yêu cầu rất cụ thể và đặc thù của vùng và địa phương, vì vậy mà đây cũng là một nghĩa vụ và trách nhiệm thực sự to lớn và có ý nghĩa. Đó thực sự là một quá trình bao gồm rất nhiều va chạm lợi ích và giá trị, nên đó cũng chính là một quá trình luôn luôn vận động. Tuy nhiên đó không nhất thiết phải là những va chạm mang tính thù nghịch. Nếu một quan chức địa phương tham gia vào hoạch định chính sách cho chính địa phương mình thì công việc sẽ trở nên rất hiệu quả khi người đó biết lắng nghe và tôn trọng các quan điểm của những người khác, cho dù người đó có đồng ý với lập trường của họ hay không. Bản thân ngườihoạch định chính sách cần phải tiêu tốn rất nhiều thòi gian để tìm hiểu vê vai trò và nhiệm vụ của mình.
Công việc hoạch định chính sách thường bị hiểu nhầm và không được đánh giá một cách đúng mức, trong khi đó nó lại phải có vai trò trung tâm đối với các cơ quan vùng và địa phương. Các chính sách do các cơ quan vùng và địa phương xây dựng tác động trực tiếp đến các thành viên trong cộng đồng vùng và địa phương theo rất nhiều cách khác nhau. Các chính sách công của vùng và địa phương có thể dễ dàng quyết định cung cấp các loại dịch vụ nào cho người dân và mức độ cung cấp là bao nhiêu, quyết định thực hiện những loại dự án phát triển nào cho cộng đồng, và nó cũng quyết định tương lai của cộng đồng là gì. Các chính sách được tạo ra để hướng dẫn việc ra quyết định. Các thành viên hội đồng vùng và địa phương có trách nhiệm đối với việc hoạch định các chính sách cho vùng và địa phương. Nhiều uỷ viên hội đồng vùng và địa phương vừa tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, lại vừa đóng vai trò thực thi các chính sách đó.
Việc hoạch định chính sách vùng và địa phương thường phức tạp vì nó đòi hỏi phải có các quan chức giởi nhất của vùng và địa phương tham gia. Quá trình hoạch định chính sách cũng là một quá trình phân cấp trách nhiệm rất cao. Các sáng kiến, việc xây dựng khuôn khổ và việc thực thi chính sách đều liên quan đến nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Người ta thường coi quá trình này là một nhiệm vụ “linh động, hỗn hợp, luôn biến đổi, thiếu trật tự và thậm chí rời rạc”. Vì vậy mà số phận của một cộng đồng vùng hoặc địa phương và việc thực hiện những ước mơ và khát vọng của người dân lại phụ thuộcphần lớn vào quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách liên quan.
Chiếc chìa khoá nhằm tránh xung đột trong quá trình hoạch định chính sách vùng và địa phương chính là việc thừa nhận rằng tập hợp chính sách công của vùng và địa phương thường thuộc thẩm quyền quyết định của các nhà lập pháp: hội đồng nhân dân tỉnh hoặc các cấp vùng, địa phương khác (thành phố, thị xã, đặc khu, v.v.) và những người được uỷ quyển thực hiện công việc này, cho dù những người này còn đảm nhiệm các chức năng hành pháp và hành chính khác. Điều quan trọng là phải thừa nhận rằng vai trò của các cơ quan lập pháp không phải là điều hành các hoạt động hành chính của địa phương hoặc vùng ngoại trừ trường hợp được uỷ quyền. Hội đồng này hoạch định các chính sách và giám sát việc thực hiện các chính sách đó. Vì sự phân biệt giữa hoạch định chính sách và thực thi chính sách không phải lúc nào cũng rõ ràng nên các hoạt động giao tiếp công khai giữa những người làm nhiệm vụ lập pháp và những người làm nhiệm vụ hành pháp là rất cần thiết.
Đọc thêm tại: http://tinchinhtrixahoi.blogspot.com/2015/07/cac-co-so-tao-dung-chinh-sach-vung-va.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: vai
trò của chính sách công, chính
sách