Đường lối chiến lược vùng và địa phương ở Việt Nam

     Về phương diện thể chế hành chính, Việt Nam chưa có thể chế vùng, vì vậy cho đến nay chúng ta chưa có những hệ thông chính sách vùng được xây dựng từ dưới lên như thông lệ của các Liên minh (Liên minh châu Âu), các nhà nước Liên bang (Mỹ, Canada) hoặc các quốc gia có hệ thông hành chính thể chế vùng (Philippin). Tuy nhiên Việt Nam nhận thức rất rõ vai trò quan trọng của vùng đối với quá trình phát triển đất nước.

Đường lối chiến lược vùng và địa phương ở Việt Nam

     Không thể chế hoá vùng về phương diện hành chính, Việt Nam chọn xây dựng vùng về phương diện kinh tế, và chọn phân vùng kinh tế. Điều đó được phản ánh cụ thể trong đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo phương châm phát triển bền vững vùng kinh tế như là một mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, đó là “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Để hiện thực hoá mục tiêu phát triển đấtnước mà Đại hội Đảng IX đã đề ra, Nhà nướcchủ trương phát triển bền vững các vùng và địa phương “Chiến lược phát triển vùng một mặt phải ưu tiên phát triển trước các vùng kinh tế trọng điểm, có khả năng bứt phá lên trước, nhưng mặt khác phải hỗ trợ các vùng kém phát triển và có điều kiện khó khăn hơn, nhằm tạo ra một sự cân đối nhất định trong phát triển không gian, từng bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế trong những năm sau này. Các vùng phát triển kinh tế trọng điểm sẽ đóng vai trò là đầu tàu, là động cơ lôi kéo các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn hơn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích chính sách công, chính sách văn hóa