Các cơ sở tạo dựng chính sách vùng và địa phương

Các cơ sở tạo dựng chính sách vùng và địa phương

    Muốn có được một hệ thống chính sách vùng và địa phương thực sự khoa học và hiệu quả thì trước hết khoa học về chính sách vùng cần phải phân biệt rõ ràng và minh bạch các cơ sở và các yếu tố tham gia tạo dựng chính sách vùng và địa phương. Các cơ sở và các yếu tố đó bao gồm các nhóm nhân tố sau:

Các cơ sở tạo dựng chính sách vùng và địa phương

Đa tượng hoạch định chính sách vùng và địa phương

    Nhóm nhân tố tự nhiên: Nhóm này bao gồm: i) môi trường – cảnh quan với các yếu tố tạo thành không gian gồm: địa hình, địa mạo (núi, rừng, sông, suối, hồ nước, thung lũng, biển, đảo, vùng vịnh, cửa sông, v.v… tạo thành một lưu vực sông; một hòn đảo, bán đảo hoặc quần đảo; một dải ven biển; một bồn địa; một khu vực cao nguyên, v.v…); ii) các nguồn tự nhiên trong một môi trường cảnh quan nhất định, gồm có khí hậu, thòi tiết, đất, nước, khoáng sản, lâm thổ sản, các sản phẩm đadạng sinh học trên mặt đất, trong lòng đất, trong không trung, trong nước, v.v..; iii) vị trí địa lý cũng là một trong số các yếu tố tạo vùng rất quan trọng, đặc biệt là khi vị trí đó hội tụ đầy đủ các nhân tố thòi cơ tập trung các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, V.V.. trong nước, khu vực và quốc tế.

    Nhóm nhân tố xã hội : i) tạo thành không gian xã hội với các yếu tố dân số, dân cư, mật độ dân số, cách thức cư trú, các công trình dân sinh và công cộng; ii) tạo thành không gian xã hội vởi các hệ thống canh tác, các khu vực chuyên môn hoá về lao động, sản xuất; iii) tạo thành không gian văn hoá, lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng bằng các di sản vật thể: các công trình xây dựng, điêu khắc, kiên trúc, các không gian vật chất như khu di sản, khu lăng tẩm, khu đất thiêng, v.v..; iv) tạo thành không gian văn hoá, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng bằng các di sản phi vật thể như các sinh hoạt thể thao, văn hoá, văn nghệ dân gian, các lễ hội mang tính tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng hoặc tổng thể các tính chất đó; v) tạo thành không gian xã hội với các yếu tố dân tộc, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, các nhóm thiểu số, các cộng đồng di dân, các nhóm lợi ích và sở thích, v.v..;

   Nhóm nhân tố kinh tế và hạ tầng-. Thời đại ngày nay có hai đặc trưng làm cho kinh tế và hạ tầng trở thành yếu tố trung tâm tạo lập cơ sở cho việc hoạch định chính sách vùng và địa phương:

i) sản xuất hiện đại đã làm cho thời gian trở thành một trong những nguồn lực quan trọng nhất, vì vậy một vùng kinh tế hoặc một khu vực sản xuất có hạ tầng tốt, không làm tốn phí thời gian của con người chính là một thị trường cung cấp nguồn lực thòi gian tốt;

ii) hạ tầng tốt làm tảng tính di động của các yếu tố sản xuất chính là một trong số các lợi thế của đô thị, vì nó đảm bảo nguồn cung các đầu vào sản xuất, làm giảm giá các đầu vào sản xuất và giảm các chi phí biên;

iii) hạ tầng tốt cũng tạo điều kiện tăng hiệu suất thị trường của các sản phẩm được sản xuất ra. Vì vậy ngày nay, một vùng hoặc địa phương không thể không có các trung tâm vùng hoặc trung tâm địa phương với các hệ thống hạ tầng sản xuất gồm có các xí nghiệp, doanh nghiệp, công ty và các hệ thống dịch vụ cơ bản gồm: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng tài chính, y tế – giáo dục và nghỉ ngơi giải trí.