Lĩnh vực tài nguyên môi trường
i) Chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất;
ii) Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước;
iii) Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản;
iv) Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển;
v) Bảo vệ và phát triển rừng;
vi) Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp;
vii) Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại;
viii) Bảo tồn đa dạng sinh học;
ix) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu góp phần phòng, chông thiên tai.
Đảng và Nhà nước ta xác định: Chiến lược phát triển vùng một mặt phải ưu tiên phát triển trước các vùng kinh tế trọng điểm, có khả năng bứt phá lên trước, nhưng mặt khác phải chú ý tối việc hỗ trợ các vùng kém phát triển và có điều kiện khó khăn hơn, nhằm tạo ra một sự cân đối nhất định trong phát triển không gian, từng bước thu hẹp khoảng cách vềxã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế trong những năm sau này. Các vùng phát triển kinh tế trọng điểm sẽ đóng vai trò là đầu tàu, là động cơ lôi kéo các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn hơn. Chiến lược ưu tiên phát triển vùng đặc biệt nhấn mạnh đến quá trình quy hoạch, kế hoạch hoá và chỉ đạo thực hiện phát triển vững bềnvững bằng cách đổi mới hệ thống quản lý theo hướng:
Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về phát triển bềnvững cho các cấpchính quyền địa phương. Chính quyển địa phương trực tiếp chỉ đạo phương án phát triển kinh tế – xã hội và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích của địa phương, hiểu rõ tác động về mặt môi trường của các dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn và vì vậy là cấp thích hợp nhất để quy hoạch và kế hoạch hoá sự phát triển bền vững ởđịa phương mình.
Các vùng, khu vực đều phát huy lợi thế để phát triển, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo điểu kiện và đầu tư thích đáng hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn. Thông nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tình/thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng và khu vực.
Đọc thêm tại: http://tinchinhtrixahoi.blogspot.com/2015/07/inh-huong-chien-luoc-ve-linh-vuc-kinh.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân
tích chính sách công, chính
sách văn hóa