Kết quả thực thi chính sách vùng và địa phương

     Từ năm 1976 đến nay, tuỳ theo đặc điểm của từng thời kỳ, Việt Nam đã đưa ra các hệ thống vùng kinh tế khác nhau, chẳng hạn như hệ thống 7 vùng nông lâm nghiệp, sau đó là hệ thống 8 vùng giai đoạn 1976-1980; hệ thống 4 vùng lớn và 7 tiểu vùng thời kỳ 1981-1985; hệ thống 8 vùng và ba vùng kinh tế trọng điểm từ năm 1986; và giai đoạn hiện nay là hệ thống 6 vùng kinh tế lớn và 3 vùng kinh tế trọng điểm:

Kết quả thực thi chính sách vùng và địa phương

1). Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tây Bắc và Đông Bắc) gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, BắcGiang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình;

2). Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Vinh Phúc, Quảng Ninh.

3). Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ (còn gọi là Duyên hải miền Trung) và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên – Huế, Đà Nắng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

4). Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông và Lâm Đồng.

5). Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

6). Vùng Đồng bằng sông cửu Long gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Ba vùng kinh tế trong điểm gồm:

1). Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Quảng Ninh (Quyết định phê duyệt năm 1998 không có Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, ba tỉnh này được bổ sung năm 2003).

2). Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. (Quyết định phê duyệt năm 1998 không có Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, các tỉnh này được bổ sung năm 2003).

3) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Thừa Thiên – Huế, Đà Nắng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (Quyết định phê duyệt năm 1998 không có Bình Định, tỉnh này được bổ sung năm 2003).

Ngoài ra Việt Nam cũng đã xác định các hệ thống vùng theo những chiều kích không gian khác như:

i) Theo chiều dọc đất nước, được gọi là các dải đồng bằng ven biển, kể cả vùng biển và hải đảo quốc gia, gồm 137 huyện/thị thuộc 28 tỉnh có biển trong cả nước; dải trung du và miền núi;

ii) Loại vùng khó khăn gồm 1715 xã, sau đó lên đến 2400 xã thuộc 47 tỉnh. Chúng ta cũng đã bắt đầu sử dụng các khái niệm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trong Luật đầu tư. Sau đây là một số loại hình đó: i) Hành lang kinh tế là “tuyến trục giao thông gắn với sự phân bố tập trung các hoạt động kinh tế dọc tuyến. Nhờ sự phát triển và phân bố như vậy đã tạo ra các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển toàn tuyến, làm cho các hoạt động kinh tế của tuyến trở thành động lực lôi kéo sự phát triển chung”;

    Khu kinh tế là “lãnh thổ xác định mà ở đó tập trung các hoạt động kinh tế nhằm khai thác các lợi thế so sánh, đem lại lợi ích kinh tế và hiệu quả kinh tế – xã hội cao cho bản thân lãnh thổ đó và cho cả nước. Đến nay Việt Nam đã và đang hình thành các khu kinh tế Dung Quất, Cam Ranh, Vân Phong, Phú Quốc”;

iii) Khu sinh dưỡng công nghiệp là “khái niệm mới được sử dụng trong thời gian gần đây, được hiểu là một lãnh thổ có ranh giới xác định, tập hợp các hoạt động nghiên cứu cải tiến công nghệ, kỹ thuật chủ yếu phục vụ sự phát triển và đổi mới của các cơ sở công nghiệp đang hoạt động. Khu này liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học – công nghệ với các cơ sở sản xuất công nghiệp”.

     Riêng về tác động của chính sách vùng và địa phương đôi với sự phát triển thì chưa thể đánh giá được, vì đây là một quá trình mới đang bắt đầu khởi động và triển khai.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích chính sách công, chính sách mới