Đặc tính căn bản của đối tượng nghiên cứu

    Thứ hai, chủ thể hoạch định chính sách công cũng là chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước, do vậy, chủ thể này có khả năng và công cụ để cưỡng chế hợp pháp. Có nghĩa rằng, các quyết định do chủ thể này đưa ra đểu nhân danh quyền lực công, quyền lực được người dân uỷ nhiệm. Với nghĩa đó, các chương trình hành động của các đoàn thê, tô chức chính trị – xã hội, các đại công ty… dù là hợp pháp, cũng không phải là chính sách công, vì chúng không có công cụ cưỡng chê quan trọng nhất mà nhà nước có là lực lượng vũ trang.

Đặc tính căn bản của đối tượng nghiên cứu

    Thứ ba, chính sách công bao gồm những gì thực sự được thi hành chứ không phải chỉ là những gì được tuyên bố. Trên thực tế, các chính phủ, các nhà chính trị có thể đưa ra những cam kết về các chính sách khác nhau. Nhưng điều này thực sự chưa có ý nghĩa, vì nó có the chỉ là những dự định. Kết quả thực tê của chính sách mới là điều quan trọng. Vì vậy, cần phân biệt hai khía cạnh của thuật ngữ chính sách: Chính sách là những gì thực sự xảy ra (nhấn mạnh kết quả thực tế), và chính sách là những gì dự định sẽ diễn ra (nhấn mạnh ý định của các văn ban chính sách). Đây phải là nguyên tắc quan trọng xuyên suốtđối với các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách.

    Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chính sách cũng đã được công bô nhiều trong các sách, báo và các tạp chí chuyên ngành. Các nghiên cứu này tập trung vào nội dung cụ thể của chính sách từ góc độ chuyên ngành hẹp, ít khi xem xét nó từ góc độ chính trị học. Trong khi đó, việc nghiên cứu các phương diện chính trị của một tiến trình chính sách nói chung, đặc biệt là vai trò của quyền lực công trong việc hoạch định và triển khai các chính sách như vậy, có ý nghĩa căn bản cho việc thiết kê cũng như triển khai chính sách một cách có hiệu quả.

    Để làm được điều này, nghiên cứu chính sách không thể tách rời việc mô tả và phân tích ba mảng vấn đề lớn: các thiết chế chính trị, các quy trình chính trị, và các hành vi chính trị. Mục đích của nghiên cứu chính sách như vậy có thể quy về ba điểm lớn:

(i) Quá trình hoạch định chính sách công;

(ii) Nội dung căn bản của các chính sách công;

(iii) Tác động và hậu quả của các chính sách công.

Trên thế giới, người ta thường tách thành hai lĩnh vực kiến thức về chính sách:

(1) Kiến thức về quá trình chính sách (tức các ưu tiên chính trị, các ràng buộc thể chế V.V.);

(2) Kiến thức và kỹ năng phân tích dùng trong quá trình chính sách (tức việc phân tích chi phí- lợi ích, tác động v.v. cụ thể của một chính sách đối với các nhóm xã hội, hoặc toàn bộ dân chúng).

Từ khóa tìm kiếm nhiều: vai trò của chính sách công, chính sách