Cơ sở khoa học của hoạch định chính sách công

Cơ sở khoa học của hoạch định chính sách công

    Chính sách, với tư cách là thể hiện cụ thể hệ tư tưởng, các nguyên tắc chỉ đạo và đường lối phát triển của một chính đảng, đóng vai trò quyết định trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị. Trong thực tế, một chính phủ có thể bị thay thế bởi một chính phủ khác do không có khả năng đưa ra được những chính sách hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.

Cơ sở khoa học của hoạch định chính sách công

    Khả năng đưa ra và thực hiện được các chính sách đúng đắn, hiệu quả, hợp lòng dân quyết định một cách cơ bản tính chính đáng của quyền lực mà mỗi đảng chính trị, mỗi lực lượng xã hội đang nắm giữ. Nếu một đảng chính trị trong thời gian cầm quyền không đưa ra được các chính sách kê trên (được đo lường thông qua các cuộc điều tra, nghiên cứu của các tổ chức độc lập, các cơ quan nghiên cứu…), người ta có thể sẽ đặt vấn đề vềtính chính đáng quyền lực của nó.

   Khác với đường lối (là những định hướng mang tính triết lý), mọi chính sách đều hướng tới giải quyết những vấn đề tương đối cụ thể, chẳng hạn như việc sản xuất hay cung cấp nhũng hàng hóa và dịch vụ cụ thể như: trồng rừng, làm đường, cung cấp vốn cho người nghèo, bảo hiểm y tế xã hội, trợ cấp thất nghiệp; giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tham nhũng, buôn lậu… Đây đều là các vấn đề công cộng, cần có chính sách để giải quyết, chứ không thể chỉ dựa vào các biện pháp nhất thời mang tính tình huống và cảm tính, cũng như không thể trông đợi vào sự tự giác, tự nguyện của các cá nhân và các tổ chức phi nhànước khác.

    Chính sách công luôn có tính tổng hợp, liên ngành, tức là khi đưa ra chính sách cần phải cân nhắc mọi mặt của vấn đề, từ yếu tố tâm lý, bổi cảnh văn hóa, đến môi trường quốc tế… Tuy nhiên, có thể thấy có hai cơ sở khoa học quan trọng của chính sách công, đó là Chính trị học và Kinh tế học.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích chính sách công, chính sách mới