Vai trò của chính trị học trong đời sống xã hội

     Trong đời sống xã hội, có rất nhiều vấn đê cần có chính sách để giải quyết một cách kịp thời. Tuy nhiên, với nguồn lực hữu hạn, nhà nước chỉ có thể lựa chọn một số vấn để để giải quyết trườc. Chính trị học sẽ đặt cơ sở cho việc xác định các ưu tiên chính trị trong việc lựa chọn các vấn đề, đối tượng hay tầng lớp, giai cấp nào trong xã hội cần được ưu tiên trong khi thiết kế chính sách. Chính trị học cũng đặt việc hoạch định và thực thi chính sách trong bối cảnh của toàn bộ hệ thống chính trị hiện hành, với các ràng buộc về thể chế cũng như các tính chất cụ thể của sự vận hành trên thực tế của hệ thống.

Vai trò của chính trị học trong đời sống xã hội

    Nói cách khác, chính trị học cung cấp sự phân tích trên các khía cạnh chính trị như: mâu thuẫn về lợi ích giữa các cá nhân và nhóm cụ thể, cách thức điều hòa mâu thuẫn, cũng như các thể chế cần có… Nói một cách hình ảnh, chính trị học phân tích về định hướng của cả con tàu, trong khi kinh tế học sẽ phân tích xem việc vận hành con tàu theo định hướng đó như thế nào là nhanh nhất và ít tôn kém nhất.

    Như vậy, nói đến chính sách công không thể không nói đến các ưu tiên chính trị của đảng cầm quyền thông qua nhà nước cũng như tính tối ưu của chính sách. Do đó, mọi chính sách đều có mục tiêu chung là đạt được lợi ích tối đa với chi phí thấp nhất.

   Tất nhiên, lợi ích và chi phí không chỉ được đo bằng tiền, vì nó phụ thuộc vào quan điểm, hệ giá trị của giai cấp cầm quyền, đặc điểm văn hoá dân tộc, quan niệm chung của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích chính sách, việc quy các chi phí, lợi ích ra cùng một đơn vị (nội tệ, ngoại tệ) vẫn là phương pháp chủ đạo để tạo lập cơ sở khoa học cho các quyết định chính sách.

    Nhìn một cách tổng quát, chính sách phải đáp ứng được những đòi hỏi mang tính hệ thông như: những đòi hỏi mang tính giai cấp (chính sách đó phải phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền), những đòi hỏi mang tính dân tộc (phù hợp với đặc điểm văn hoá – tâm lý – thói quen dân tộc), đòi hỏi mang tính nhân loại (phù hợp với các xu hướng phát triển tiến bộ của nhân loại).

    Ngoài ra, một chính sách được hoạch định tốt còn phải thoả mãn các đòi hỏi mang tính kỹ thuật khác như: tính khả thi kỹ thuật (đủ trình độ, kiến thức chuyên ngành để thực hiện), tính khả thi tài chính (đủ nguồn vốn cho việc thực hiện chính sách), và tính tối ưu kinh tế (lợi nhuận nhiều nhất với chi phí thấp nhất).