Quy trình và phương pháp hoạch định

     Quy trình và phương pháp hoạch định chính sách kinh tế vùng và địa phương ở nước ta thường được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện. Để xác đinh thực chất phân vùng kinh tế, quan điểm xuyên suốt của Bộ về quy trình và phương pháp được nhóm tác giả Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: “Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ đất nước ra những đơn vị đồng cấp, phục vụ cho một mục đích nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định”.

Quy trình và phương pháp hoạch định

“Nếu ta hiểu “vùng” là một thực thể khách quan thì phân vùng là sản phẩm của tư duy khoa học dựa trên một số chỉ tiêu và phương pháp mà người nghiên cứu, người quản lý lựa chọn để phân định vùng”. “Phân vùng là một loại hệ thống hoá theo lãnh thổ, nó cùng với phân vị, phân loại phân nhóm, phân kiểu giúp người nghiên cứu khái quát được một số nét về một không gian nào đó, từ đó có những dự báo cho không gian đó”. “Có hai cách phân vùng để xác định các vùng cho phát triển kinh tế – xã hội và tổ chức lãnh thổ:

- Cách thứ nhất: phân ngang theo lưu vực sông theo ranh giới các vùng hành chính kinh tế. Cách phần vùng này gần phù hợp với cách phân vùng tổng hợp kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay;

- Cách thứ hai: phân theo các dải lãnh thổ có địa hình giống nhau như giải đồng bằng và ven biển, dải trung du và cao nguyên, dải núi cao và biên giới”

   Một nghiên cứu khác của Việt Nam cũng đã khái quát “lý luận chung về phân vùng kinh tế” như sau: “Ranh giới của một vùng kinh tế là ranh giới mang tính kinh tế – xã hội – chính trị. Vì thế nó phải được vạch theo ranh giới hành chính của lãnh thổ… Nếu là vùng kinh tế của quốc gia thì phải vạch theo biên giới của các tỉnh.

    Ranh giới vùng kinh tế khác với ranh giới các vùng tự nhiên ở chỗ: ranh giới vùng tự nhiên có thể cắt ngang qua một tỉnh, hoặc huyện lỵ… Thế nhưng ranh giới một vùng kinh tế thì không thể cắt ngang qua một tỉnh. Không thể tồn tại vấn để một tỉnh (một đơn vị hành chính) lại nằm ở hai vùng kinh tế khác nhau… Một vùng kinh tế phải bao gồm các tỉnh có chung biên giới (láng giềng với nhau) để tạo ra một đơn vị lãnh thổ thống nhất… Một vùng kinh tế phải thể hiện sự liên kết giữa các tỉnh láng giềng với nhau để tạo ra một tổng thể lãnh thổ phát triển kinh tế toàn diện với sự góp mặt của các ngành kinh tế chính yếu: Lâm nghiệp – Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ. Và vì vậy lãnh thổ cần có sự kết hợp: miền rừng núi, miền đồng bằng, miền duyên hải với các đô thị và hải cảng, miền biển để có thể giao lưu với nước ngoài, sân bay để sử dụng đường hàng không”.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: vai trò của chính sách công, chính sách