Hệ quan điểm ưu tiên phát triển bền vững vững.

     Ưu tiên phát triển bền vững vùng kinh tế bằng quản lý, bảo tồn, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả và bền vững các nguồn lực khan hiếm, đó là đất, nước, không khí, rừng, cảnh quan, đa dạng sinh học, các loại khoáng sản trong lòng đất và trên mặt đất.

Hệ quan điểm ưu tiên phát triển bền vững vững.

     Ưu tiên phát triển bền vững bằng lợi thế so sánh địa phương, vùng và quốc gia; ưu tiên phát triển căn cứ trên lợi thế so sánh sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng các nguồn, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế nội vùng và giữa các vùng, thúc đẩy sự phát triển hướng đến bền vững.

     Ưu tiên phát triển bền vững hội nhập quốc tế, khai thác ngoại lực, bổ sung cho nội lực; Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển bền vững vùng kinh tế trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa, vì vậy phát triển bềnvững bằng phương thức hội nhập quốc tế sẽ giúp Việt Nam khắc phục được tình trạng khan hiếm nhiều loại nguồn lực, tạo thêm đà rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển nhanh sang giai đoạn hậu công nghiệp, hướng đến phát triển bền vững.

     Ưu tiên phát triển bền vững bằng tăng trưởng kinh tế, cho dù tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển bền vững, nhưng nếu không có tăng trưởng kinh tế thì Việt Nam sẽ không thể thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế là phương tiện cơ bản nhất giúp các vùng kinh tế Việt Nam phát triển được theo hướng bên vững.

     Ưu tiên phát triển bền vững bằng đảm bảo công bằng xã hội: nếu như tăng trưởng kinh tế là phương tiện cơ bản để thực hiện phát triển bềnvững thì công bằng xã hội lại có một chức năng kép: nó vừa là phương tiện về mặt xã hội của phát triển bềnvững, lại vừa là mục tiêu của phát triển bềnvững vùng kinh tế. Vì vậy, đảm bảo công bằng xã hội phải là một trong số ưu tiên hàng đầu trong phát triển bền vững vùng kinh tế.

     Ưu tiên phát triển bềnvững vì con người, lấy con người làm trung tâm trên cơ sở sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, và người dân phải được hưởng lợi từ các thành quả phát triển. Đối với các quốc gia đang phát triển, thực tế thiếu hụt các nguồn lực, tài sản và các điều kiện vật chất tối thiểu đã gây nên tình trạng đồng nhất giữa phương tiện và mục tiêu; làm cho người ta vật chất hóa cả những mục tiêu xã hội và con người. Vì vậy ưu tiên phát triển bền vững vì con người có nghĩa là bằng bất cứ giá nào cũng không biến con người thành phương tiện cho các mục tiêu phát triển.

     Ưu tiên phát triển bền vững bằng phát triển nguồn nhân lực phải là một chiến lược lâu dài và nhất quán của các địa phương, các vùng kinh tế Việt Nam. Việt Nam dồi dào sốlượng nguồn nhân lực, nhưng lại thiếu hụt nghiêm trọng chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là phát triển về chất lượng nguồn này, chỉ có như vậy thì các vùng kinh tế Việt Nam mới có thể phát triển bền vững.

     Ưu tiên phát triển bền vững bằng phát triển khoa học, công nghệ, tăng cường sản xuất các nguồn thay thế và các sản phẩm thay thế. Việt Nam là một nướcđi sau trong quá trình phát triển, nhưng lại là nước có trình độ dân trí cao, có truyền thống giáo dục lâu đời; vì vậy việc phát triển khoa học, công nghệ sẽ là một lợi thế đốivới các vùng kinh tế của chúng ta.

     Ưu tiên phát triển bềnvững vùng kinh tế bằng định hướng phát triển xã hội hậu công nghiệp, lấy dịch vụ làm phương thức phát triển chủ yếu, nhằm đảm bảo phát triển hài hòa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, con người, văn hóa, thể chế, thích hợp với đặc trưng của con người và xã hội Việt Nam, mà không quá phụ thuộc vào công nghiệp hóa.

     Ưu tiên phát triển bền vững vùng kinh tế bằng cách biến vùng kinh tế trở thành đồng nhất với một vùng văn hóa kết hợp được các yếu tốvăn hóa truyền thống với các yếu tốvăn hóa hiện đại. Chỉ có như vậy thì phát triển mới không thiên về quá trình vật chất hóa, mà đảm bảo được sự phát triển cân bằng và hài hòa giữa các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần; và chỉ có như vậy thì mới có phát triển bền vững