- Các trường đại học và các viện nghiên cứu tư nhân: Thông thường, ở bất kỳ quốc gia nào, nhà nước không bao giờ đủ lực lượng chuyên gia cho bất cứ lĩnh vực nào, do vậy, họ thường phải liên kết sử dụng các chuyên gia từ bên ngoài để tư vấn giúp họ những vấn đề cụ thể hóc búa nào đó. Hơn nữa, các chuyên gia của nhà nước thường tốt nghiệp từ một trường đại học nào đó. Khi gặp phải những vấn đề khó khăn cần sự giúp đỡ, họ thường có xu hướng quay trở về trường cũ đề xin sự giúp đỡ của những người thầy – những chuyên gia về các vấn đề cụ thể.
Bên cạnh các cơ sở nghiên cứu của chính phủ, các nước cũng tồn tại các viện nghiên cứu tư nhân. Các viện cố thể tiến hành các công trình nghiên cứu theo các đơn đặt hàng của chính phủ hoặc của các công ty. Họ cũng có thể tiến hành phản biện lại các chính sách của chính phủ bằng cách vạch ra nhũng lỗ hổng chính sách, những hệ quả về kinh tế và xã hội mà các nhà soạn thảo chính sách đã không lường tính hết.
CHU TRÌNH CHÍNH SÁCH CÔNG
Chính sách công cần được nhìn nhận như một quá trình từ hoạch định đến thực hiện cho ra kết quả cuốicùng. Có nhiều cách thức để nhìn nhận các giai đoạn của một quá trình chính sách như vậy. về tổng thể, chính sách công có thể được coi là một chu trình gồm bốn giai đoạn:
1) Xác lập nghị trình
2) Xây dựng và ban hành
3) Triển khai thực hiện
4) Tổng kết và đánh giá tác động.
Xác lập nghị trình
Xác lập nghị trình chính là việc tìm kiếm sự nhất trí về mục tiêu căn bản mà chính sách cần đạt. Việc phát hiện vấn đề, đưa vào chương trình để thảo luận là điểm khởi đầu của mọi chính sách. Giai đoạn này rất quan trọng, vì một trong nhũng cách lẩn trên trách nhiệm tốt nhất chính là giấu vấn đề cần giải quyết trong phạm vi trách nhiệm.
Trong thực tiễn, mọi vấn đề chính sách đều nảy sinh từ dữ kiện thực tế, thông qua ba nguồn quan trọng nhất: số liệu thống kê, các sự kiện, và các nhận định.
Các số liệu thông kê luôn là nguồn thông tin quan trọng nhất do chúng có tính khách quan cao, cũng như tính hệ thống trong việc thu thập. Việc sử dụng số liệu thống kê một cách khoa học cho phép chúng ta vượt qua được chủ nghĩa kinh nghiệm cũng như nhìn nhận vấn đề chính sách một cách toàn diện hơn. Như vậy, việc thu thập sốliệu thống kê và xử lý chúng là một điểu kiện tiên quyết để có các chính sách hữu hiệu và có cơ sở khoa học. Việc tổ chức và quan tâm đến chất lượng của số liệu thông kê, cũng cho thấy phần nào chất lượng của quá trình hoạch định chính sách.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính
sách công, chính sách là gì