Khái niệm vùng và địa phương

NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH VÙNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Khái niệm vùng và địa phương


Khái niệm vùng và địa phương

    Vùng và địa phương là những thuật ngữ địa lý được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo từng bối cảnh lịch sử, từng quốc gia, khu vực, thể chế chính trị – nhà nước, và các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Nhìn chung diện tích trung bình của một vùng đất hoặc nước nhở hơn diện tích một tổng thể (thế giới, quốc gia, lưu vực sông, rặng núi, V.V..), và lớn hơn một vị trí hoặc một địa điểm cụ thể.

    Một vùng hoặc địa phương có thể được coi như là một tập hợp các đơn vị nhở hơn, hoặc là một bộ phận của một tổng thể lớn hơn. Một vùng có thể được xác định bằng các đặc trưng vật chất, các đặc trưng xã hội – nhân văn, các đặc trưng hình thức, các đặc trưng chức năng, V.V.. Là một cách mô tả các diện tích không gian, vùng là một khái niệm quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó mỗi ngành có thể mô tả các diện tích bằng những thuật ngữ vùng khác nhau. Chẳng hạn vùng sinh thái được sử dụng trong địa lý môi trường, vùng văn hoá trong địa lý văn hoá, vùng sinh học trong địa lý sinh học, V.V.. Lĩnh vực địa lý nghiên cứu các vùng thì được gọi là địa lý vùng. Các vùng là những cấu trúc khái niệm cho nên chúng được quan niệm và được nhận thức rất khác nhau tuỳ theo từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, và từng cá nhân. Trong khi đó, khái niệm địa phương thường được hiểu là một vùng trong một quốc gia đặt trong mối tương quan với trung ương; hoặc một thuộc địa trong mối tương quan với chính quốc trong hệ thống Khối thịnh vượng chung – Common Wealth thuộc liên hiệp Anh hoặc các hệ thống thuộc địa cũ; hoặc một quốc gia trong mối tương quan với một liên minh mới như EU (European Union) chẳng hạn.

    Theo cách hiểu thông thường, một vùng là một bộ phận giới hạn của không gian trái đất. Đồng thời vùng còn được xem là những cấu trúc nhân văn có thể tự thể hiện bằng cả những cách thức hiện thực và tưởng tượng. Nhưng trên hết, vùng chỉ có ý nghĩa khi nó được tạo bởi các mối quan hệ giữa các tác nhân tạo vùng, mà trung tâm là các mối quan hệ xã hội, con người, môi trường và các nguồn của một vùng. Với cách quan niệm như vậy thì vùng tồn tại trong rất nhiều quy mô khác nhau, và việc phân vùng đã trở thành cách thức cơ bản để chia nhỏ thế giới về mặt không gian ngay cả trong thời đại cách mạng toàn cầu hóa về công nghệ truyền thông và giao thông đang không ngừng liên kết các tổ chức không gian nhân văn và rất nhiều mối gắn kết không mấy tương hợp lại với nhau như hiện nay.