Phương thức đánh giá chính sách

+ Đánh giá chính tri

    Kiểu đánh giá này xem xét khía cạnh khả thi chính trị của một chính sách, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu của quá trình, khi chính sách chưa được thông qua, mới đang trong giai đọan hình thành những ý tưởng căn bản. Những người xây dựng chính sách, không chỉ quan tâm đến nội dung cụ thể của một chính sách, mà trước hết là quan tâm đến tính khả thi về mặt chính trị của nó. Đánh giá tính khả thi chính trị bao gồm cả đánh giá về cơ chê hành chính và các mâu thuẫn về lợi ích trong triển khai, tức cung cách xây dựng và triển khai một chính sách.

Phương thức đánh giá chính sách

    Các chính sách mang tính tiên tiến luôn có lợi thế nếu đánh giá từ góc độ này bởi vì những gì đã quen thuộc dễ nhận được sự ủng hộ và ít rủi ro chính trị hơn. Ngoài ra, các cơ chế, thủ tục hiện có cũng chưa cần phải thay đổi nhiều để đáp ứng chính sách.

+ Đánh giá kỹ thuật

    Kiểu đánh giá này tập trung vào đánh giá các kết quả theo các tiêu chí đặt ra ban đầu, trong đó chủ yếu là đánh giá các tác động trực tiếp, các chi phí và lợi nhuận trực tiếp của chính sách. Các đánh giá như vậy có thể cho thấy chính sách đã được triển khai theo đúng ý định chưa, có hiệu quả nhất chưa, các nguồn lực được phân bổ cho chính sách đã thích hợp chưa, các tiêu chí định lượng đã đạt được ở mức độ nào….

    Các đánh giá trên mang phạm vi khá hẹp và thường không cho chúng ta thấy được hết các tác động gián tiếp lên toàn bộ xã hội, do đó cũng chưa đưa ra được kết luận về việc liệu mục tiêu tổng thể của chính sách đó đã đạt được chưa. Tuy nhiên, trong những điều kiện hạn hẹp (về ngân sách, thời gian, v.v.) việc đánh giá kỹ thuật như vậy vẫn là nội dung chính, đồng thời là cơ sở quan trọng cho sự đánh giá toàn diện.

+ Đánh giá toàn diện

    Kiểu đánh giá này đòi hỏi sự khảo sát toàn diện, có hệ thống, khách quan, và nghiêm ngặt nhằm đưa ra đánh giá về sự thành công trong mục tiêu tổng thể của chính sách. Nó cũng làm sáng tở các tác động gián tiếp khác (về xã hội, môi trường, cũng như các tác động chính trị khác không thể quy ra tiền) và vì vậy có thể so sánh được chi phí – lợi ích một cách thuyết phục hơn. Trên cơ sở đó, các đánh giá về tính tối ưu được đưa ra. Quá trình đánh giá này là kênh phản hồi chính sách chủ đạo. Khuynh hướng hiện nay ở các nước trên thế giới cho thấy người ta ngày càng chú trọng vào kiểu đánh giá này. Trong nhiều nước, các uỷ ban độc lập được lập ra để đánh giá các chính sách. Các cơ quan chính phủ cũng thành lập các bộ phận chuyên đánh giá toàn diện ngày càng nhiều.

    Kỹ thuật chủ yếu được dùng ở đây là phân tích chi phí – lợi ích xã hội. Kỹ thuật phân tích như vậy sẽ bao gồm cả các hiệu ứng khác mà trong đánh giá trực tiếp không có điều kiện tiến hành. Các chính sách lớn như về năng lượng, môi trường, giáo dục … thông thường đểu đòi hỏi sự đánh giá toàn diện. Ví dụ, một chính sách như giáo dục, ngoài việc đem lại lợi ích cho những người thụ hưởng, nó cũng có thể đem lại lợi ích về mặt xã hội (văn minh hơn, ổn định hơn), về mặt kinh tế (ví dụ: thu hút nhiều khách du lịch hơn), an ninh quốc phòng hay quan hệ quốc tế.

    Phân tích chi phí – lợi ích xã hội cũng đòi hỏi các phương pháp luận khoa học và các khóa đào tạo căn bản và có tính đặc thù rất khác so với phân tích chi phí lợi ích thông thường của cá nhân hay một tổ chức.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích chính sách công, chính sách mới