Các chủ thể chính sách công nằm trong bộ máy nhà nước

Các chủ thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách công

Các chủ thể nằm trong bộ máy nhà nước

Các chủ thể chính sách công nằm trong bộ máy nhà nước

- Bộ phận trực tiếp:

    Đây thường là một hay nhiều đơn vị cụ thể chịu trách nhiệm chính về chính sách từ đầu đến cuối. Có thể kể đến ba nhóm chính tham gia vào quá trình trực tiếp này.

+ Các bộ, cục thuộc cơ quan hành pháp: Đây là những cơ quan trực tiếp thực thi chính sách, nên họ thường có khả năng nắm bắt được các vấn đề phát sinh trong đồi sống xã hội cần có các chính sách để giải quyết. Các cơ quan này thường phải nhận diện và đánh giá thực chất được vấn đề phát sinh và dự báo khả năng mở rộng của nó. Họ cũng là những cơ quan đề nghị cấp trên về phương án giải quyết, và nếu được chấp nhận, họ chính là đơn vị sẽ trình dự thảo chính sách.

+ Các uỷ ban, tiểu ban của quốc hội: Đây là các cơ quan chuyên môn của quốc hội, có nhiệm vụ xem xét các dự án chính sách đã được các bộ, cục của cơ quan hành pháp đệ trình. Tại các uỷ ban chuyên môn, tuỳ từng nước khác nhau, quy trình đọc, thảo luận, bở phiếu thông qua dự luật có thể được tiến hành khác nhau trước khi nó được đưa ra bở phiếu ở phiên họp chung của quốc hội. Ở một số nước, quy trình xem xét một dự án chính sách tại các uỷ ban chuyên môn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu một dự án chính sách không lọt qua “cửa ải” của các uỷ ban chuyên môn, thì nó sẽ bị thất bại.

    Một nhiệm vụ quan trọng mà các uỷ ban phải hướng đến là khách quan hoá các điều khoản chính sách – vốn phần lớn do cơ quan hành pháp soạn thảo – để gõ bở những lợi ích cục bộ mà các cơ quan này có thể đưa vào trong khi soạn thảo chính sách.

+ Cóc nhóm lợi ích: Nhóm lợi ích là cơ cấu có tổ chức của công dân, những người có chung mục tiêu và muôn gây ảnh hưởng đến chính sách công.

    Nhóm lợi ích có thể là một tập đoàn, một công ty, một hiệp hội nghề nghiệp. Trong một xã hội đa dạng về các lợi ích khác nhau, các nhóm sẽ phải cùng nhau cạnh tranh để giành được nguồn lực hữu hạn của xã hội. Cụ thế, các nhóm lợi ích sẽ tìm cách vận động các quan chức nhà nước, những người hoạch định chính sách, để họ đưa ra các chính sách có lợi cho bản thân nhóm. Nhóm lợi ích thường không tìm cách tác động đến toàn thể quốc hội hay chính phủ trong quá trình vận động chính sách, mà họ chỉ nhắm vào những bộ phận quan trọng nhất của tiến trình này, chẳng hạn những vụ, cục, các uỷ ban, tiểu ban chuyên môn phụ trách mỗi vân đề khác nhau, ở những quốc gia mà hoạt động của các nhóm lợi ích được hợp pháp hoá và phát triển mạnh, thậm chí các nhóm còn tham gia vào quá trình soạn thảo chính sách.