Quy trình hoạch định chính sách vùng và địa phương

    Trong khi người dân và các nhóm lợi ích đánh giá các cơ hội tham gia thì họ cũng kỳ vọng vào tính hiệu quả của quá trình phân tích các vấn đề và tìm ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực chính sách vùng và địa phương. Tính hiệu quả trong việc phát huy dân chủ tuy còn tồn tại nhiều vấn đề, nhưng bản thân các quá trình dân chủ là một giá trị mà người dân xứng đáng được hưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực tham gia vàoviệc hoạch định chính sách vùng và địa phương. Nếu như quyển tham gia của người dân không được đảm bảo và hiệu quả tham gia thấp thì người dân sẽ không muôn tham gia hoặc tham gia không tích cực không chỉ đói với hoạt động hoạch định và thực hiện chính sách mà còn nhiều hoạt động khác của vùng và địa phương.

Quy trình hoạch định chính sách vùng và địa phương

    Trong bối cảnh đó quá trình hoạch định chính sách vùng và địa phương sẽ chỉ thuần tuý do các cấp có thẩm quyền và có trách nhiệm thực hiện, và như vậy thì lợi ích đem lại sẽ không như mong muốnvà việc đạt tới các mục tiêu công cộng của chính sách sẽ khó mà đảm bảo được. Vì vậy tâm điểm của quá trình hoạch định chính sách là phải huy động được đông đảo sự tham gia và tham gia một cách thực sự hiệu quả của người dân.

    Hầu hết các cơ quan lập pháp hoạt động một cách hiệu quả và thành công khi họ tập trung và các hoạt động chiến lược hướng đến tương lai của cộng đồng vùng và địa phương. Mặc dù được gọi là xác định mục đích, hoạch định chiến lược hoặc hoạch định tương lai thì quá trình đánh giá nhu cầu và xác định các ưu tiên vẫn là một hoạt độngcần thiết của các nhà hoạch định chính sách vùng và địa phương. Quá trình này. có thể được sử dụng để tạo dựng sự hỗ trợ cho các công dân, cổ vũ các hoạt động hiệu quả, và cải thiện năng suất công việc. Chính sách bao giờ cũng thuộc về tương lai, dù đó là tương lai gần như ngày mai, tuần tới, hay những năm tiếp theo. Hoạch định chính sách chính là tạo ra tầm nhìn, các mục tiêu, các lựa chọn và các khả năng. Việc thống nhất tầm nhìn và các mục tiêu với cộng đồng và các cấu trúc chính quyền vùng và địa phương tạo ra niềmtin cho cộng đồng. Các nguồn lực hữu hạn được đầu tư thêm vào những nơi đã được chuẩn bị và đáng tin cậy nhằm tạo ra tăng trưởng và phát triển. Kinh nghiệm của hầu hết các quốc gia hiện đại cho thấy quá trình hoạch định chính sách bao gồm các thao tác sau:

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích chính sách công, chính sách mới