Khái niệm thủ lĩnh chính trị

      Ở bất cứ đâu khi tồn tại nhóm người với những hoạt động mang tính tập thể đều xuất hiện thủ lĩnh. Thủ lĩnh là một trong những dấu hiệu cơ bản của một tổ chức, của hoạt động chung. Vấn đề thủ lĩnh đã được nhiều khoa học nghiên cứu: Tâm lý học nghiên cứu cấu trúc nhân cách, những đặc điểm cá nhân người thủ lĩnh, xã hội học xem xét thủ lĩnh với quan điểm hệ thống xã hội, tâm lý học xã hội nghiên cứu thủ lĩnh như sự tác động qua lại của các yếu tố xã hội và tâm lý…

Khái niệm thủ lĩnh chính trị

      Chính trị học nghiên cứu thủ lĩnh chính trị như một hiện tượng đặc biệt của quyền lực, nghiên cứu bản chất, cơ chế hoạt động, sự ảnh hưởng đến các quá trình, hoạt động chính trị, cũng như nghiên cứu các phương pháp và các khuyến nghị thực tiễn về đào luyện thủ lĩnh chính trị có hiệu quả. Chính trị học xem xét vấn đề thủ lĩnh chính trị trên hai cấp độ: cấp độ thứ nhất giải quyết lý luận chung nhờ vào các quan điểm triết học lịch sử và chính trị khác nhau vềthủ lĩnh chính trị; cấp độ thứ hai, có tính chất thực dụng hơn, hướng đến nghiên cứu mang tính chất kinh nghiệm, hướng đến việc đưa ra những khuyên nghị thực tiễn.

     Hoạt động chính trị là hoạt động của tập đoàn người (giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể, phong trào chính trị…), do đó phải có sự lãnh đạo và xuất hiện những cá nhân có vai trò nổi bật thực hiện sự lãnh đạo ấy. Lênin chỉ rõ: “Thông thường thì các chính đảng đểu nằm dưới quyển của những nhóm ít nhiều có tính chất ổn định, gồm những người có uy tín nhất, có ảnh hưởng nhất, có kinh nghiệm nhất, được bầu ra giữ trách nhiệm trọng yếu nhất và người ta gọi là các lãnh tụ. Tất cả những điều đó là điều sơ đẳng nhất. Tất cả những điều đó đểu đơn giản và rõ ràng”.

     Chính trị liên quan đến số đông con người, là hoạt động tập thể của những tập đoàn người. Hoạt động tập thể đó đòi hỏi sự phân chia vai trò, chức năng quản lý có tính nghiệp vụ và sự phục tùng, do đó cần phải thể chế hoá, định hình chính thức các thủ lĩnh chính trị, xác định vị thế của họ bởi quyền hành mang tính quyền lực nhất định. Cố Tổng thống Pháp De Gaulle còn nói: “Con người không thể thiếu thủ lĩnh, cũng như không thể thiếu thức ăn và nước uống. Những động vật chính trị này cần phải trong tổ chức, tức là trong trật tự và các thủ lĩnh”.

     “Thủ lĩnh” (tiếng Anh: Leader, có nghĩa là người đứng đầu, cầm đầu) là thành viên có uy tín nhất của một tổ chức hoặc một nhóm, mà sự ảnh hưởng cá nhân (của người đó) cho phép người đó đóng vai trò chủ yếu trong các quá trình, các tình huống hoạt động của tổ chức hay của nhóm. Tuỳ theo quy mô và tính chất của tổ chức, của nhóm người hay tập đoàn người, “thủ lĩnh” được dùng bao hàm những ý nghĩa khác nhau: thủ lĩnh băng nhóm; thủ lĩnh đảng phái, đoàn thể, phong trào…; thủ lĩnh giai cấp, thủ lĩnh dân tộc…

Thủ lĩnh chính tri là khái niệm để chỉ những người có vị trí quan trọng của một tổ chức chính trị, đóng vai trò đặc biệt trong cơ cấu tổ chức, dẫn dắt hoạt động chính trị của tổ chức đó trong các quá trình chính trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị.

Thông thường, thủ lĩnh chính trị là những nhân vật, những cá nhân ưu tú, tiêu biểu nhất của tổ chức chính trị. Nhưng trên thực tế tồn tại hai dạng thủ lĩnh chính trị: thủ lĩnh chính thức và thủ lĩnh phi chính thức.

Thủ lĩnh chính thức những cá nhân giữ những chức vụ trong cơ cấu tổ chức chính trị, thực hiện quyền lực dựa trên những quy tắc đã được xác lập và hàm chứa quan hệ mang tính chất chức năng của cơ cấu tổ chức.

Th lĩnh phi chính thức là những cá nhân có ảnh hưởng chi phối người khác dựa trên uy tín tạo lập bởi những phẩm chất cá nhân (trí tuệ, đạo đức, năng lực, tính cách…) trong quan hệ cá nhân của các thành viên trong tổ chức chính trị. Hai dạng thủ lĩnh đó có thể bổ sung cho nhau, khi thống nhất sẽ tạo nên người thủ lĩnh thực thụ, vừa có uy tín, vừa có quyền hành. Song cũng có thể hai dạng thủ lĩnh đó tách rời nhau, thậm chí mâu thuẫn, xung đột với nhau. Khi đó, trong tổ chức chính trị tồn tại hai “thủ lĩnh”, dẫn đến sự lãnh đạo không tập trung, làm suy giảm hiệu quả lãnh đạo, dẫn dắt hoạt động chung; thậmchí, dẫn đến sự chia rẽ, mâu thuẫn, xung đột trong tổ chức chính trị, nguy cơ phá vỡ, làm tan rã tổ chức.

      Người ta còn phân biệt thủ lĩnh trên danh nghĩa và thủ lĩnh trên thực tế.

Thủ lĩnh trên danh nghĩa(hay thủ lĩnh hình thức) là thủ lĩnh có chức danh, nhưng không đủ khả năng điểu hành công việc, điều khiển người khác.

Thủ lĩnh trên thực tế (hay thủ lĩnh thực sự) là thủ lĩnh có thể không chức danh, chức vụ, nhưng là người điều khiển được người khác, chi phối hành động của người khác nhờ vào uy tín cá nhân (trí tuệ, đạo đức, năng lực, tư cách…). Thời cổ đại, nhà tư tưởng Hy Lạp Xênôphôn đã nói: Thủ lĩnh (chính trị) “không phải là người mang vương trượng, cũng không phải là người được dân chúng chọn ra, cũng không phải là người được chỉ định bằng bỏ thăm, cũng không phải là người chiếm đoạt quyền lực bằng bạo lực hay mưu chước. Các thủ lĩnh là người biết chỉ huy”. Trong tổ chức chính trị, thủ lĩnh trên thực tế có vai trò lãnh đạo thực sự, nhưng lại không được xác lập chức danh, chức vị chính thức, do đó sẽ khó khăn trong thực hiện sự lãnh đạo tổ chức chính trị. “Danh” có chính thì “ngôn” mới thuận. Do vậy, tốt nhất là không nên để xảy ra tình trạng tổ chức chính trị tồn tại thủ lĩnh trên danh nghĩa, mà chỉ có thủ lĩnh trên thực tế được xác lập chức danh chính thức.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: vai trò của chính sách công, chính sách