Kinh tế vùng là gì?

     Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư thì “Kinh tế vùng và một trong những nội dung của nó là tổ chức sản xuất lãnh thổ. “Tổ chức sản xuất lãnh thổ bao hàm cả việc phát triển và phân bố lực lượng sản xuất với các hình thức tổ chức của nó”. Trong quá trình phát triển của “Khoa học Kinh tế vùng” “nhiều hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ ra đời với nhiều tên gọi khác nhau: thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ hay phức hợp sản xuất lãnh thổ” .

Kinh tế vùng là gì?

     Trong lĩnh vực khoa học vùng, có hai khái niệm quan trọng, đó là khái niệm kinh tế vùng và khái niệm thứ hai là kinh tế học vùng. Theo Viện Chiến lược Phát triển thì “Khoa học kinh tế vùng là tổng thể những nghiên cứu về phân vùng kinh tế, phân bố lực lượng sản xuất, tổ chức kinh tế theo lãnh thổ. Đối tượng của khoa học kinh tế vùng là tổng thể lực lượng sản xuất, những hiện tượng và quá trình kinh tế trong các hệ thống không gian của chúng, là vùng kinh tế và hệ thống vùng kinh tế các cấp. Khía cạnh lãnh thổ của khoa học kinh tế bàn đến sự hình thành và xác định các hình thức tổ chức sản xuất, đời sống xã hội theo lãnh thổ và một cơ cấu tổ chức không gian trong từng vùng, trong hệ thống vùng”.

     Nhiệm vụ của kinh tế học vùng hay “khoa học kinh tế vùng” Việt Nam là: “Nghiên cứu tổ chức sản xuất lãnh thổ nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính sau:

i)  Phân bố hài hoà về mặt địa lý trên vùng lãnh thổ nhất định những công trình công nghiệp, nông nghiệp, vận tải ở thành phố, nông thôn và những công trình khác – sự phân bổ này cho phép đạt hiệu quả tối ưu về mặt kinh tế và xã hội trong thời kỳ dài; ii) Bố trí hợp lý dân cư trong giới hạn một vùng lãnh thổ nhất định và trong phạm vi cho phép, tạo điều kiện để nơi làm việc gần nơi ở, mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh và sức khoẻ…;

iii) Bố trí cơ sở kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, cung cấp điện…và các điều kiện sinh hoạt khác nhằm thoả mãn nhu cầu chung của tổng thể và để sửdụng tối đa những nguồn tài nguyên tại chỗ;

iv) Tổ chức môi trường sinh thái, làm giàu thêm và bảo vệ môi trường vùng nhằm nâng cao mức sống, cải thiện các điều kiện lao động của dân cư trong vùng”.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách công, chính sách là gì