Định hướng chiến lược về lĩnh vực kinh tế và xã hội

     Cùng với việc xác định các nguyên tắc, trong định hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Chính phủ đã xác định các lĩnh vực hoạt động cần ưu tiên sau:

Định hướng chiến lược về lĩnh vực kinh tế và xã hội

Lĩnh vực kinh tế:

i) Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học – công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường;

ii) Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện vớimôi trường, dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo, giảm tối đa chất thải độc hại và khó phân huỷ, duy trì lối sông của cá nhân và xã hội hài hoà và gần gũi với thiên nhiên;

iii) Thực hiện quá trình “công nghiệp hoá sạch”, nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”;

iv) Phát triển nông nghiệp và nông thôn bềnvững. Trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hoá theo yêu cầu của thị trường, phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên: đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học;

v) Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững.

Lĩnh vực xã hội:

i) Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm; tạo lập cơ hội bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị, phát triển kinh tê và bảo vệ môi trường;

ii) Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân sốđối vớicác lĩnh vực tạo việc làm, y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái;

iii) Định hướngquá trình đô thị hoá và di dân nhằm phát triển bềnvững các đô thị; phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bềnvững ở các địa phương;

iv) Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước;

 v) Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.