- Thủ lĩnh chính trị là người đại diện cho một tổ chức chính trị (đảng phái, đoàn thể, phong trào chính trị…) hoặcmột giai cấp, một dân tộc. Thủ lĩnh chính trị đại diện cho những lợi ích cơ bản thể hiện thành đường lối, chiến lược chính trị của tổ chức, hay của giai cấp, dân tộc. Thủ lĩnh chính trị có thể thay mặt tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) trong quan hệ với tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) khác. Trong quan hệ nội bộ của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc), thủ lĩnh chính trị có quyền nhân danh ý chí phản ánh lợi ích chung của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) đối với các thành viên. Sự phục tùng của các thành viên đối với thủ lĩnh chính trị chính là sự phục tùng đối với tổ chức hay giai cấp, dân tộc của mình.
- Thủ lĩnh chính trị là người lãnh đạo tổ chức chính trị hay giai cấp, dân tộc. Thủ lĩnh chính trị đề xướng đường lối, chiến lược phản ánh lợi ích cơ bản của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc), định hướng hoạt động chính trị chung của tổ chức (hay giai cấp, dân tộc) nhằm đạt đến mục tiêu thực hiện lợi ích cơ bản đó; giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị trong cuộc đấu tranh chính trị với các tổ chức chính trị (hay các giai cấp, dân tộc) khác. Thủ lĩnh chính trị tập hợp lực lượng chính trị, xây dựng tổ chức chính trị, để tiến hành các hoạt động chính trị. Thủ lĩnh chính trị điều hành, huy động lực lượng và sử dụng các phương thức, phương tiện, tổ chức các hoạt động chính trị của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) nhằm hiện thực hoá đường lối, chiến lược để đạt được mục tiêu chính trị là những lợi ích cho tổ chức (hay giai cấp, dần tộc) mình.
Hai chức năng cơ bản (đại diện và lãnh đạo) của thủ lĩnh chính trị thể hiện trong hai quan hệ cơ bản: đối nội (quan hệ vớicác thành viên bên trong tổ chức chính trị hay giai cấp, dân tộc) và đối ngoại (quan hệ với các tổ chức chính trị hay giai cấp, dân tộc khác). Đểthực hiện được chức năng đó, thủ lĩnh chính trị phải có quyền lực; nhưng quyền lực đó không xuất phát từ bản thân người thủ lĩnh chính trị (cho dù là thiên tài), mà về thực chất, đó là quyền lực (có cội nguồn từ mọi thành viên) của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) uỷ quyền cho thủ lĩnh chính trị.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân
tích chính sách công, chính
sách mới