Chức năng của thủ lĩnh chính trị

- Thủ lĩnh chính trị là người đại diện cho một tổ chức chính trị (đảng phái, đoàn thể, phong trào chính trị…) hoặcmột giai cấp, một dân tộc. Thủ lĩnh chính trị đại diện cho những lợi ích cơ bản thể hiện thành đường lối, chiến lược chính trị của tổ chức, hay của giai cấp, dân tộc. Thủ lĩnh chính trị có thể thay mặt tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) trong quan hệ với tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) khác. Trong quan hệ nội bộ của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc), thủ lĩnh chính trị có quyền nhân danh ý chí phản ánh lợi ích chung của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) đối với các thành viên. Sự phục tùng của các thành viên đối với thủ lĩnh chính trị chính là sự phục tùng đối với tổ chức hay giai cấp, dân tộc của mình.

Chức năng của thủ lĩnh chính trị

- Thủ lĩnh chính trị là người lãnh đạo tổ chức chính trị hay giai cấp, dân tộc. Thủ lĩnh chính trị đề xướng đường lối, chiến lược phản ánh lợi ích cơ bản của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc), định hướng hoạt động chính trị chung của tổ chức (hay giai cấp, dân tộc) nhằm đạt đến mục tiêu thực hiện lợi ích cơ bản đó; giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị trong cuộc đấu tranh chính trị với các tổ chức chính trị (hay các giai cấp, dân tộc) khác. Thủ lĩnh chính trị tập hợp lực lượng chính trị, xây dựng tổ chức chính trị, để tiến hành các hoạt động chính trị. Thủ lĩnh chính trị điều hành, huy động lực lượng và sử dụng các phương thức, phương tiện, tổ chức các hoạt động chính trị của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) nhằm hiện thực hoá đường lối, chiến lược để đạt được mục tiêu chính trị là những lợi ích cho tổ chức (hay giai cấp, dần tộc) mình.

     Hai chức năng cơ bản (đại diện và lãnh đạo) của thủ lĩnh chính trị thể hiện trong hai quan hệ cơ bản: đối nội (quan hệ vớicác thành viên bên trong tổ chức chính trị hay giai cấp, dân tộc) và đối ngoại (quan hệ với các tổ chức chính trị hay giai cấp, dân tộc khác). Đểthực hiện được chức năng đó, thủ lĩnh chính trị phải có quyền lực; nhưng quyền lực đó không xuất phát từ bản thân người thủ lĩnh chính trị (cho dù là thiên tài), mà về thực chất, đó là quyền lực (có cội nguồn từ mọi thành viên) của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) uỷ quyền cho thủ lĩnh chính trị.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích chính sách công, chính sách mới

Khái niệm thủ lĩnh chính trị

      Ở bất cứ đâu khi tồn tại nhóm người với những hoạt động mang tính tập thể đều xuất hiện thủ lĩnh. Thủ lĩnh là một trong những dấu hiệu cơ bản của một tổ chức, của hoạt động chung. Vấn đề thủ lĩnh đã được nhiều khoa học nghiên cứu: Tâm lý học nghiên cứu cấu trúc nhân cách, những đặc điểm cá nhân người thủ lĩnh, xã hội học xem xét thủ lĩnh với quan điểm hệ thống xã hội, tâm lý học xã hội nghiên cứu thủ lĩnh như sự tác động qua lại của các yếu tố xã hội và tâm lý…

Khái niệm thủ lĩnh chính trị

      Chính trị học nghiên cứu thủ lĩnh chính trị như một hiện tượng đặc biệt của quyền lực, nghiên cứu bản chất, cơ chế hoạt động, sự ảnh hưởng đến các quá trình, hoạt động chính trị, cũng như nghiên cứu các phương pháp và các khuyến nghị thực tiễn về đào luyện thủ lĩnh chính trị có hiệu quả. Chính trị học xem xét vấn đề thủ lĩnh chính trị trên hai cấp độ: cấp độ thứ nhất giải quyết lý luận chung nhờ vào các quan điểm triết học lịch sử và chính trị khác nhau vềthủ lĩnh chính trị; cấp độ thứ hai, có tính chất thực dụng hơn, hướng đến nghiên cứu mang tính chất kinh nghiệm, hướng đến việc đưa ra những khuyên nghị thực tiễn.

     Hoạt động chính trị là hoạt động của tập đoàn người (giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể, phong trào chính trị…), do đó phải có sự lãnh đạo và xuất hiện những cá nhân có vai trò nổi bật thực hiện sự lãnh đạo ấy. Lênin chỉ rõ: “Thông thường thì các chính đảng đểu nằm dưới quyển của những nhóm ít nhiều có tính chất ổn định, gồm những người có uy tín nhất, có ảnh hưởng nhất, có kinh nghiệm nhất, được bầu ra giữ trách nhiệm trọng yếu nhất và người ta gọi là các lãnh tụ. Tất cả những điều đó là điều sơ đẳng nhất. Tất cả những điều đó đểu đơn giản và rõ ràng”.

     Chính trị liên quan đến số đông con người, là hoạt động tập thể của những tập đoàn người. Hoạt động tập thể đó đòi hỏi sự phân chia vai trò, chức năng quản lý có tính nghiệp vụ và sự phục tùng, do đó cần phải thể chế hoá, định hình chính thức các thủ lĩnh chính trị, xác định vị thế của họ bởi quyền hành mang tính quyền lực nhất định. Cố Tổng thống Pháp De Gaulle còn nói: “Con người không thể thiếu thủ lĩnh, cũng như không thể thiếu thức ăn và nước uống. Những động vật chính trị này cần phải trong tổ chức, tức là trong trật tự và các thủ lĩnh”.

     “Thủ lĩnh” (tiếng Anh: Leader, có nghĩa là người đứng đầu, cầm đầu) là thành viên có uy tín nhất của một tổ chức hoặc một nhóm, mà sự ảnh hưởng cá nhân (của người đó) cho phép người đó đóng vai trò chủ yếu trong các quá trình, các tình huống hoạt động của tổ chức hay của nhóm. Tuỳ theo quy mô và tính chất của tổ chức, của nhóm người hay tập đoàn người, “thủ lĩnh” được dùng bao hàm những ý nghĩa khác nhau: thủ lĩnh băng nhóm; thủ lĩnh đảng phái, đoàn thể, phong trào…; thủ lĩnh giai cấp, thủ lĩnh dân tộc…

Thủ lĩnh chính tri là khái niệm để chỉ những người có vị trí quan trọng của một tổ chức chính trị, đóng vai trò đặc biệt trong cơ cấu tổ chức, dẫn dắt hoạt động chính trị của tổ chức đó trong các quá trình chính trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị.

Thông thường, thủ lĩnh chính trị là những nhân vật, những cá nhân ưu tú, tiêu biểu nhất của tổ chức chính trị. Nhưng trên thực tế tồn tại hai dạng thủ lĩnh chính trị: thủ lĩnh chính thức và thủ lĩnh phi chính thức.

Thủ lĩnh chính thức những cá nhân giữ những chức vụ trong cơ cấu tổ chức chính trị, thực hiện quyền lực dựa trên những quy tắc đã được xác lập và hàm chứa quan hệ mang tính chất chức năng của cơ cấu tổ chức.

Th lĩnh phi chính thức là những cá nhân có ảnh hưởng chi phối người khác dựa trên uy tín tạo lập bởi những phẩm chất cá nhân (trí tuệ, đạo đức, năng lực, tính cách…) trong quan hệ cá nhân của các thành viên trong tổ chức chính trị. Hai dạng thủ lĩnh đó có thể bổ sung cho nhau, khi thống nhất sẽ tạo nên người thủ lĩnh thực thụ, vừa có uy tín, vừa có quyền hành. Song cũng có thể hai dạng thủ lĩnh đó tách rời nhau, thậm chí mâu thuẫn, xung đột với nhau. Khi đó, trong tổ chức chính trị tồn tại hai “thủ lĩnh”, dẫn đến sự lãnh đạo không tập trung, làm suy giảm hiệu quả lãnh đạo, dẫn dắt hoạt động chung; thậmchí, dẫn đến sự chia rẽ, mâu thuẫn, xung đột trong tổ chức chính trị, nguy cơ phá vỡ, làm tan rã tổ chức.

      Người ta còn phân biệt thủ lĩnh trên danh nghĩa và thủ lĩnh trên thực tế.

Thủ lĩnh trên danh nghĩa(hay thủ lĩnh hình thức) là thủ lĩnh có chức danh, nhưng không đủ khả năng điểu hành công việc, điều khiển người khác.

Thủ lĩnh trên thực tế (hay thủ lĩnh thực sự) là thủ lĩnh có thể không chức danh, chức vụ, nhưng là người điều khiển được người khác, chi phối hành động của người khác nhờ vào uy tín cá nhân (trí tuệ, đạo đức, năng lực, tư cách…). Thời cổ đại, nhà tư tưởng Hy Lạp Xênôphôn đã nói: Thủ lĩnh (chính trị) “không phải là người mang vương trượng, cũng không phải là người được dân chúng chọn ra, cũng không phải là người được chỉ định bằng bỏ thăm, cũng không phải là người chiếm đoạt quyền lực bằng bạo lực hay mưu chước. Các thủ lĩnh là người biết chỉ huy”. Trong tổ chức chính trị, thủ lĩnh trên thực tế có vai trò lãnh đạo thực sự, nhưng lại không được xác lập chức danh, chức vị chính thức, do đó sẽ khó khăn trong thực hiện sự lãnh đạo tổ chức chính trị. “Danh” có chính thì “ngôn” mới thuận. Do vậy, tốt nhất là không nên để xảy ra tình trạng tổ chức chính trị tồn tại thủ lĩnh trên danh nghĩa, mà chỉ có thủ lĩnh trên thực tế được xác lập chức danh chính thức.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: vai trò của chính sách công, chính sách

Khung ưu tiên phát triển bền vững vùng ở Việt Nam

- Khi xác định các ưu tiên cho từng phương thức công nghiệp hóa, đô thị hóa, và hiện đại hóa bền vững các vùng lãnh thổ ở Việt Nam cần chú ý đến các chiến lược sau:

Khung ưu tiên phát triển bền vững vùng ở Việt Nam

i) Lựa chọn con đường công nghiệp hóa mới, trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực, không hy sinh các nguồn khan hiếm của nông nghiệp truyền thống đặc biệt là đất nông nghiệp, rừng, các nguồn nước, không khí trong lành để đổi lấy công nghiệp hóa bằng mọi giá;

ii) Lựa chọn con đường đô thị hóa mới, trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực, không được phép hy sinh nông nghiệp, nông dân và nông thôn; ngược lại phải xây dựng các chiến lược phát triển nông nghiệp, tăng cường phúc lợi cho nông dân, phục hưng nông thôn; không hy sinh các chân giá trị văn hóa, xã hội nông nghiệp truyền thống để đổi lấy đô thị hóa bằng mọi giá;

iii) Lựa chọn con đường hiện đại hóa mới, trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực, không đồng nhất với Tây phương hóa, nhưng cũng không tự cô lập mình với thế giới, đó phải là con đường hiện đại hóa bằng vốn, kỹ thuật, khoa học, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao mức sống, xây dựng một xã hội Việt Nam thịnh vượng, làm phong phú thêm bản sắc, truyền thống, lối sống Việt Nam.

- Khi xác định các vai trò ưu tiên của Nhà nước và người dân cho việc phát triển bền vững vùng kinh tế Việt Nam cần chú ý đến các chiến lược sau:

i) Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc tìm kiếm, khai thác, quản lý và phân bổ các nguồn khan hiếm, đặc biệt là vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường và vai trò tạo hành lang pháp lý cho việc tìm kiếm, khai thác, quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn khan hiếm một cách hiệu quả;

ii) Nâng cao vai trò của Nhà nước trong quá trình dân chủ hóa, minh bạch hóa việc tìm kiếm, khai thác, quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn khan hiếm nhằm đảm bảo công bằng xã hội;

iii) Tăng cường năng lực, vai trò tham gia và đảm bảo các quyền của người dân trong các quá trình tìm kiếm, khai thác, quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn khan hiếm nhằm mục đích xây dựng các vùng kinh tế Việt Nam thịnh vượng.

- Khi xác định các ưu tiên nắm bắt được cơ hội, vượt qua được thách thức và tránh được rủi ro trong việc tìm kiêm và cung cấp các nguồn lực cho việc phát triển bền vững vùng kinh tê Việt Nam cần chú ý đến các chiến lược sau:

i) Sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm, và không để lọt ra ngoài các nguồn khan hiếm nội địa sẵn có;

ii) Tận dụng khả năng và cơ hội nội địa hóa các nguồn khan hiếm từ bên ngoài;

iii) Không biến các vùng kinh tế của Việt Nam thành các trung tâm ô nhiễm, thành nơi chứa các loại rác thải công nghiệp và công nghệ lạc hậu của nước ngoài;

iv) Không khai thác quá mức hoặc cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đổi lấy các loại vốn và hoặc hàng hóa, công nghệ; không biến các vùng khai thác tài nguyên thành tiêu điểu, hoặc thành các bãi rác thải khổng lồ;

iv) Gia tăng năng lực phát minh và sản xuất các nguồn thay thế bằng phát triển khoa học và công nghệ.

- Khi xác định các ưu tiên biến khan hiếm tuyệt đối các nguồn thành khan hiếm tương đối, phục vụ cho việc phát triển bền vững vùng kinh tế Việt Nam cần chú ý đến các chiến lược sau:

i) Phát huy lợi thế cạnh tranh trong điều kiện khan hiếm các nguồn theo đặc trưng riêng của từng vùng để cung cấp các nguồn có ưu thế cạnh tranh lớn hơn các vùng khác;

ii) Không cạnh tranh bằng mọi giá với vùng có ưu thế cạnh tranh tuyệt đối lớn hơn vùng mình về một hoặc những nguồn lực, hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó;

iii) Tăng cường liên kết giữa các các tiểu vùng, các vùng trong phạm vi đất nước, liên kết với khu vực và quốc tế để phát huy được các lợi thế cạnh tranh, giảm được các điểm bất lợi của vùng mình;

iv) Tập trung phát triển các nguồn lực có thế mạnh truyền thống trong so sánh quốc nội và quốc tế, đặc biệt là các lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế biển chẳng hạn.

- Khi xác định các ưu tiên tìm kiếm và cung cấp nguồn nhân lực cho việc phát triển bền vững vùng kinh tế Việt Nam cần chú ý đến các chiến lược sau:

i) cải thiện số lượng nguồn nhân lực vùng kinh tế Việt Nam một cách hợp lý về tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ di cư, nhập cư, tỷ lệ lao động trong các khu vực kinh tế, v.v…;

ii) cải thiện chất lượng nguồn nhân lực về điều kiện sống, mức sống, tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ học vấn và trình độ chuyên môn, sức khỏe, mức độ hưởng thụ văn hóa và thỏa mãn với cuộc sống, v.v…;

iii) Phát triển đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, có trình độ;

iv) Đột phá vào các nguồn lực mũi nhọn, đặc biệt là phát triển việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm gia tăng khả năng thay thế tình trạng khan hiếm phổ biến nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng, quốc gia, quốc tế.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách công, chính sách là gì  

Những khía cạnh ưu tiên phát triển kinh tế của Việt Nam

     Các thành quả của quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt được nhờ tăng trưởng kinh tế, bởi vì tăng trưởng kinh tế là gia tăng thu nhập về lượng của nền kinh tế quốc dân trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Trong bối cảnh các vùng kinh tế Việt Nam hiện nay, tăng trưởng kinh tế phải được xếp hạng ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, dù có coi tăng trưởng là ưu tiên hàng đầu, thì chúng ta vẫn không thể quên được rằng tăng trưởng chỉ là phương tiện để Việt Nam đạt tới mục đích phát triển bền vững. Chính vì vậy ưu tiên tăng trưởng không phải là ưu tiên bằng mọi giá, mà là ưu tiên có điều kiện, ưu tiên hợp lý, tùy thuộc vào lợi thế so sánh của từng không gian, thời gian, điểu kiện môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể chế, con người của từng địa phương, từng vùng kinh tế nhất định trong mối tương quan với các địa phương, các vùng khác trong cả nước, và trong cả mối tương quan với khu vực và quốc tế nữa.

Những khía cạnh ưu tiên phát triển kinh tế của Việt Nam

     Khi thực hiện chiến lược ưu tiên tăng trưởng hợp lý hướng vào mục tiêu kinh tế trong từng vùng kinh tế của mình, Việt Nam không được phép quên đi hoặc bỏ qua tầm quan trọng sống còn của các mục tiêu xã hội của mình. Các mục tiêu xã hội đó thể hiện ở việc đảm bảo các lĩnh vực sau:

i) Ưu tiên tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo công bằng xã hội, đặc biệt là đảm bảo rằng người nghèo, các nhóm người yếu thế, các cộng đồng tại các vùng ngoại vi đô thị, tại các vùng sâu, vùng xa cũng phải được hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng và phát triển;

ii) Ưu tiên tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân tại tất cả các vùng trong cả nước;

iii) Ưu tiên tăng trưởng kinh tế phải đồng hành cùng việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách ưu tiên phát triển các cộng đồng dân tộc thiểu số;

iv) Ưu tiên tăng trưởng kinh tế phải gắn liền vớiviệc ban hành và thực hiện các chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, các giá trị và bản sắc văn hóa của từng cộng đồng, địa phương và vùng kinh tế.


Hệ quan điểm ưu tiên phát triển bền vững vững.

     Ưu tiên phát triển bền vững vùng kinh tế bằng quản lý, bảo tồn, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả và bền vững các nguồn lực khan hiếm, đó là đất, nước, không khí, rừng, cảnh quan, đa dạng sinh học, các loại khoáng sản trong lòng đất và trên mặt đất.

Hệ quan điểm ưu tiên phát triển bền vững vững.

     Ưu tiên phát triển bền vững bằng lợi thế so sánh địa phương, vùng và quốc gia; ưu tiên phát triển căn cứ trên lợi thế so sánh sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng các nguồn, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế nội vùng và giữa các vùng, thúc đẩy sự phát triển hướng đến bền vững.

     Ưu tiên phát triển bền vững hội nhập quốc tế, khai thác ngoại lực, bổ sung cho nội lực; Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển bền vững vùng kinh tế trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa, vì vậy phát triển bềnvững bằng phương thức hội nhập quốc tế sẽ giúp Việt Nam khắc phục được tình trạng khan hiếm nhiều loại nguồn lực, tạo thêm đà rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển nhanh sang giai đoạn hậu công nghiệp, hướng đến phát triển bền vững.

     Ưu tiên phát triển bền vững bằng tăng trưởng kinh tế, cho dù tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển bền vững, nhưng nếu không có tăng trưởng kinh tế thì Việt Nam sẽ không thể thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế là phương tiện cơ bản nhất giúp các vùng kinh tế Việt Nam phát triển được theo hướng bên vững.

     Ưu tiên phát triển bền vững bằng đảm bảo công bằng xã hội: nếu như tăng trưởng kinh tế là phương tiện cơ bản để thực hiện phát triển bềnvững thì công bằng xã hội lại có một chức năng kép: nó vừa là phương tiện về mặt xã hội của phát triển bềnvững, lại vừa là mục tiêu của phát triển bềnvững vùng kinh tế. Vì vậy, đảm bảo công bằng xã hội phải là một trong số ưu tiên hàng đầu trong phát triển bền vững vùng kinh tế.

     Ưu tiên phát triển bềnvững vì con người, lấy con người làm trung tâm trên cơ sở sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, và người dân phải được hưởng lợi từ các thành quả phát triển. Đối với các quốc gia đang phát triển, thực tế thiếu hụt các nguồn lực, tài sản và các điều kiện vật chất tối thiểu đã gây nên tình trạng đồng nhất giữa phương tiện và mục tiêu; làm cho người ta vật chất hóa cả những mục tiêu xã hội và con người. Vì vậy ưu tiên phát triển bền vững vì con người có nghĩa là bằng bất cứ giá nào cũng không biến con người thành phương tiện cho các mục tiêu phát triển.

     Ưu tiên phát triển bền vững bằng phát triển nguồn nhân lực phải là một chiến lược lâu dài và nhất quán của các địa phương, các vùng kinh tế Việt Nam. Việt Nam dồi dào sốlượng nguồn nhân lực, nhưng lại thiếu hụt nghiêm trọng chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là phát triển về chất lượng nguồn này, chỉ có như vậy thì các vùng kinh tế Việt Nam mới có thể phát triển bền vững.

     Ưu tiên phát triển bền vững bằng phát triển khoa học, công nghệ, tăng cường sản xuất các nguồn thay thế và các sản phẩm thay thế. Việt Nam là một nướcđi sau trong quá trình phát triển, nhưng lại là nước có trình độ dân trí cao, có truyền thống giáo dục lâu đời; vì vậy việc phát triển khoa học, công nghệ sẽ là một lợi thế đốivới các vùng kinh tế của chúng ta.

     Ưu tiên phát triển bềnvững vùng kinh tế bằng định hướng phát triển xã hội hậu công nghiệp, lấy dịch vụ làm phương thức phát triển chủ yếu, nhằm đảm bảo phát triển hài hòa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, con người, văn hóa, thể chế, thích hợp với đặc trưng của con người và xã hội Việt Nam, mà không quá phụ thuộc vào công nghiệp hóa.

     Ưu tiên phát triển bền vững vùng kinh tế bằng cách biến vùng kinh tế trở thành đồng nhất với một vùng văn hóa kết hợp được các yếu tốvăn hóa truyền thống với các yếu tốvăn hóa hiện đại. Chỉ có như vậy thì phát triển mới không thiên về quá trình vật chất hóa, mà đảm bảo được sự phát triển cân bằng và hài hòa giữa các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần; và chỉ có như vậy thì mới có phát triển bền vững


Định hướng phát triển lĩnh vực tài nguyên môi trường

Lĩnh vực tài nguyên môi trường

i) Chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất;

ii) Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước;

iii) Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản;

Định hướng phát triển lĩnh vực tài nguyên môi trường

iv) Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển;

v) Bảo vệ và phát triển rừng;

vi) Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp;

vii) Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại;

viii) Bảo tồn đa dạng sinh học;

ix) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu góp phần phòng, chông thiên tai.

     Đảng và Nhà nước ta xác định: Chiến lược phát triển vùng một mặt phải ưu tiên phát triển trước các vùng kinh tế trọng điểm, có khả năng bứt phá lên trước, nhưng mặt khác phải chú ý tối việc hỗ trợ các vùng kém phát triển và có điều kiện khó khăn hơn, nhằm tạo ra một sự cân đối nhất định trong phát triển không gian, từng bước thu hẹp khoảng cách vềxã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế trong những năm sau này. Các vùng phát triển kinh tế trọng điểm sẽ đóng vai trò là đầu tàu, là động cơ lôi kéo các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn hơn. Chiến lược ưu tiên phát triển vùng đặc biệt nhấn mạnh đến quá trình quy hoạch, kế hoạch hoá và chỉ đạo thực hiện phát triển vững bềnvững bằng cách đổi mới hệ thống quản lý theo hướng:

     Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về phát triển bềnvững cho các cấpchính quyền địa phương. Chính quyển địa phương trực tiếp chỉ đạo phương án phát triển kinh tế – xã hội và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích của địa phương, hiểu rõ tác động về mặt môi trường của các dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn và vì vậy là cấp thích hợp nhất để quy hoạch và kế hoạch hoá sự phát triển bền vững ởđịa phương mình.

     Các vùng, khu vực đều phát huy lợi thế để phát triển, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo điểu kiện và đầu tư thích đáng hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn. Thông nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tình/thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng và khu vực.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích chính sách công, chính sách văn hóa

Định hướng chiến lược về lĩnh vực kinh tế và xã hội

     Cùng với việc xác định các nguyên tắc, trong định hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Chính phủ đã xác định các lĩnh vực hoạt động cần ưu tiên sau:

Định hướng chiến lược về lĩnh vực kinh tế và xã hội

Lĩnh vực kinh tế:

i) Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học – công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường;

ii) Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện vớimôi trường, dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo, giảm tối đa chất thải độc hại và khó phân huỷ, duy trì lối sông của cá nhân và xã hội hài hoà và gần gũi với thiên nhiên;

iii) Thực hiện quá trình “công nghiệp hoá sạch”, nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”;

iv) Phát triển nông nghiệp và nông thôn bềnvững. Trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hoá theo yêu cầu của thị trường, phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên: đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học;

v) Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững.

Lĩnh vực xã hội:

i) Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm; tạo lập cơ hội bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị, phát triển kinh tê và bảo vệ môi trường;

ii) Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân sốđối vớicác lĩnh vực tạo việc làm, y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái;

iii) Định hướngquá trình đô thị hoá và di dân nhằm phát triển bềnvững các đô thị; phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bềnvững ở các địa phương;

iv) Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước;

 v) Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.

Kết quả thực thi chính sách vùng và địa phương

     Từ năm 1976 đến nay, tuỳ theo đặc điểm của từng thời kỳ, Việt Nam đã đưa ra các hệ thống vùng kinh tế khác nhau, chẳng hạn như hệ thống 7 vùng nông lâm nghiệp, sau đó là hệ thống 8 vùng giai đoạn 1976-1980; hệ thống 4 vùng lớn và 7 tiểu vùng thời kỳ 1981-1985; hệ thống 8 vùng và ba vùng kinh tế trọng điểm từ năm 1986; và giai đoạn hiện nay là hệ thống 6 vùng kinh tế lớn và 3 vùng kinh tế trọng điểm:

Kết quả thực thi chính sách vùng và địa phương

1). Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tây Bắc và Đông Bắc) gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, BắcGiang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình;

2). Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Vinh Phúc, Quảng Ninh.

3). Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ (còn gọi là Duyên hải miền Trung) và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên – Huế, Đà Nắng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

4). Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông và Lâm Đồng.

5). Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

6). Vùng Đồng bằng sông cửu Long gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Ba vùng kinh tế trong điểm gồm:

1). Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Quảng Ninh (Quyết định phê duyệt năm 1998 không có Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, ba tỉnh này được bổ sung năm 2003).

2). Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. (Quyết định phê duyệt năm 1998 không có Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, các tỉnh này được bổ sung năm 2003).

3) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Thừa Thiên – Huế, Đà Nắng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (Quyết định phê duyệt năm 1998 không có Bình Định, tỉnh này được bổ sung năm 2003).

Ngoài ra Việt Nam cũng đã xác định các hệ thống vùng theo những chiều kích không gian khác như:

i) Theo chiều dọc đất nước, được gọi là các dải đồng bằng ven biển, kể cả vùng biển và hải đảo quốc gia, gồm 137 huyện/thị thuộc 28 tỉnh có biển trong cả nước; dải trung du và miền núi;

ii) Loại vùng khó khăn gồm 1715 xã, sau đó lên đến 2400 xã thuộc 47 tỉnh. Chúng ta cũng đã bắt đầu sử dụng các khái niệm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trong Luật đầu tư. Sau đây là một số loại hình đó: i) Hành lang kinh tế là “tuyến trục giao thông gắn với sự phân bố tập trung các hoạt động kinh tế dọc tuyến. Nhờ sự phát triển và phân bố như vậy đã tạo ra các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển toàn tuyến, làm cho các hoạt động kinh tế của tuyến trở thành động lực lôi kéo sự phát triển chung”;

    Khu kinh tế là “lãnh thổ xác định mà ở đó tập trung các hoạt động kinh tế nhằm khai thác các lợi thế so sánh, đem lại lợi ích kinh tế và hiệu quả kinh tế – xã hội cao cho bản thân lãnh thổ đó và cho cả nước. Đến nay Việt Nam đã và đang hình thành các khu kinh tế Dung Quất, Cam Ranh, Vân Phong, Phú Quốc”;

iii) Khu sinh dưỡng công nghiệp là “khái niệm mới được sử dụng trong thời gian gần đây, được hiểu là một lãnh thổ có ranh giới xác định, tập hợp các hoạt động nghiên cứu cải tiến công nghệ, kỹ thuật chủ yếu phục vụ sự phát triển và đổi mới của các cơ sở công nghiệp đang hoạt động. Khu này liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học – công nghệ với các cơ sở sản xuất công nghiệp”.

     Riêng về tác động của chính sách vùng và địa phương đôi với sự phát triển thì chưa thể đánh giá được, vì đây là một quá trình mới đang bắt đầu khởi động và triển khai.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích chính sách công, chính sách mới

Quy trình và phương pháp hoạch định

     Quy trình và phương pháp hoạch định chính sách kinh tế vùng và địa phương ở nước ta thường được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện. Để xác đinh thực chất phân vùng kinh tế, quan điểm xuyên suốt của Bộ về quy trình và phương pháp được nhóm tác giả Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: “Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ đất nước ra những đơn vị đồng cấp, phục vụ cho một mục đích nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định”.

Quy trình và phương pháp hoạch định

“Nếu ta hiểu “vùng” là một thực thể khách quan thì phân vùng là sản phẩm của tư duy khoa học dựa trên một số chỉ tiêu và phương pháp mà người nghiên cứu, người quản lý lựa chọn để phân định vùng”. “Phân vùng là một loại hệ thống hoá theo lãnh thổ, nó cùng với phân vị, phân loại phân nhóm, phân kiểu giúp người nghiên cứu khái quát được một số nét về một không gian nào đó, từ đó có những dự báo cho không gian đó”. “Có hai cách phân vùng để xác định các vùng cho phát triển kinh tế – xã hội và tổ chức lãnh thổ:

- Cách thứ nhất: phân ngang theo lưu vực sông theo ranh giới các vùng hành chính kinh tế. Cách phần vùng này gần phù hợp với cách phân vùng tổng hợp kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay;

- Cách thứ hai: phân theo các dải lãnh thổ có địa hình giống nhau như giải đồng bằng và ven biển, dải trung du và cao nguyên, dải núi cao và biên giới”

   Một nghiên cứu khác của Việt Nam cũng đã khái quát “lý luận chung về phân vùng kinh tế” như sau: “Ranh giới của một vùng kinh tế là ranh giới mang tính kinh tế – xã hội – chính trị. Vì thế nó phải được vạch theo ranh giới hành chính của lãnh thổ… Nếu là vùng kinh tế của quốc gia thì phải vạch theo biên giới của các tỉnh.

    Ranh giới vùng kinh tế khác với ranh giới các vùng tự nhiên ở chỗ: ranh giới vùng tự nhiên có thể cắt ngang qua một tỉnh, hoặc huyện lỵ… Thế nhưng ranh giới một vùng kinh tế thì không thể cắt ngang qua một tỉnh. Không thể tồn tại vấn để một tỉnh (một đơn vị hành chính) lại nằm ở hai vùng kinh tế khác nhau… Một vùng kinh tế phải bao gồm các tỉnh có chung biên giới (láng giềng với nhau) để tạo ra một đơn vị lãnh thổ thống nhất… Một vùng kinh tế phải thể hiện sự liên kết giữa các tỉnh láng giềng với nhau để tạo ra một tổng thể lãnh thổ phát triển kinh tế toàn diện với sự góp mặt của các ngành kinh tế chính yếu: Lâm nghiệp – Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ. Và vì vậy lãnh thổ cần có sự kết hợp: miền rừng núi, miền đồng bằng, miền duyên hải với các đô thị và hải cảng, miền biển để có thể giao lưu với nước ngoài, sân bay để sử dụng đường hàng không”.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: vai trò của chính sách công, chính sách

Kinh tế vùng là gì?

     Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư thì “Kinh tế vùng và một trong những nội dung của nó là tổ chức sản xuất lãnh thổ. “Tổ chức sản xuất lãnh thổ bao hàm cả việc phát triển và phân bố lực lượng sản xuất với các hình thức tổ chức của nó”. Trong quá trình phát triển của “Khoa học Kinh tế vùng” “nhiều hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ ra đời với nhiều tên gọi khác nhau: thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ hay phức hợp sản xuất lãnh thổ” .

Kinh tế vùng là gì?

     Trong lĩnh vực khoa học vùng, có hai khái niệm quan trọng, đó là khái niệm kinh tế vùng và khái niệm thứ hai là kinh tế học vùng. Theo Viện Chiến lược Phát triển thì “Khoa học kinh tế vùng là tổng thể những nghiên cứu về phân vùng kinh tế, phân bố lực lượng sản xuất, tổ chức kinh tế theo lãnh thổ. Đối tượng của khoa học kinh tế vùng là tổng thể lực lượng sản xuất, những hiện tượng và quá trình kinh tế trong các hệ thống không gian của chúng, là vùng kinh tế và hệ thống vùng kinh tế các cấp. Khía cạnh lãnh thổ của khoa học kinh tế bàn đến sự hình thành và xác định các hình thức tổ chức sản xuất, đời sống xã hội theo lãnh thổ và một cơ cấu tổ chức không gian trong từng vùng, trong hệ thống vùng”.

     Nhiệm vụ của kinh tế học vùng hay “khoa học kinh tế vùng” Việt Nam là: “Nghiên cứu tổ chức sản xuất lãnh thổ nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính sau:

i)  Phân bố hài hoà về mặt địa lý trên vùng lãnh thổ nhất định những công trình công nghiệp, nông nghiệp, vận tải ở thành phố, nông thôn và những công trình khác – sự phân bổ này cho phép đạt hiệu quả tối ưu về mặt kinh tế và xã hội trong thời kỳ dài; ii) Bố trí hợp lý dân cư trong giới hạn một vùng lãnh thổ nhất định và trong phạm vi cho phép, tạo điều kiện để nơi làm việc gần nơi ở, mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh và sức khoẻ…;

iii) Bố trí cơ sở kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, cung cấp điện…và các điều kiện sinh hoạt khác nhằm thoả mãn nhu cầu chung của tổng thể và để sửdụng tối đa những nguồn tài nguyên tại chỗ;

iv) Tổ chức môi trường sinh thái, làm giàu thêm và bảo vệ môi trường vùng nhằm nâng cao mức sống, cải thiện các điều kiện lao động của dân cư trong vùng”.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách công, chính sách là gì  

Quan niệm vùng kinh tế ở Việt Nam

       Hiện tại ở Việt Nam định nghĩa vùng kinh tế theo cách của các học giả Liên Xô trước đây vẫn được sử dụng, trong số đó có định nghĩa của Alaev như sau: “Vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ nguyên vẹn của nền kinh tế quốc dân, có những dấu hiệu sau: chuyên môn hoá những chức năng kinh tế quốc dân cơ bản; tính tổng hợp: được hiểu theo nghĩa rộng như là mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lãnh thổ của vùng…, coi vùng như là hệ thống toàn vẹn, một đơn vị có tổ chức trong bộ máy quản lý lãnh thổ nền kinh tế quốc dân”.

Quan niệm vùng kinh tế ở Việt Nam

      Một trong những câu hỏi quan trọng nhất đối với vấn đề này là: cái gì tạo nên một vùng kinh tế? Các tác giả của một công trình nghiên cứu vùng quan trọng mới đây của Việt Nam cho rằng: “Cơ sở hình thành và phát triển vùng là các yếu tốtạo vùng, trong đó yếu tốtiền đề là phân công lao động theo lãnh thổ. Sự phân công lao động theo ngành đã kéo theo quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Yếu tố phân công lao động theo lãnh thổ là yếu tố lý giải quá trình tạo vùng.”. Để củng cố cho quan điểm của mình, các tác giả còn dẫn thêm một định nghĩa khác: “Một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia có các hoạt động kinh tế xã hội tiêu biểu, thực hiện sự phân công lao động xã hội trên phạm vi cả nước. Đây là loại vùng có quy mô diện tích, dân số ở cấp lớn nhất, phục vụ việc hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế – xã hội trên mỗi vùng của đất nước”.

       Liên quan đến khái niệm vùng kinh tế còn có một số khái niệm quan trọng khác, được nhóm tác giả Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình, đó trước hết là khái niệm vùng được dẫn lại từ các học giả Trung Quốc: Thôi Công Hào, Ngụy Thanh Tuyền, và Trần Tôn Hưng trong tác phẩm Phân tích vùng và Quy hoạch vùng (Nhà xuất bản Đại học Trung Quốc năm 2002). “Vùng là một phần của bề mặt trái đất, nó dựa vào một hoặc nhiều loại tiêu chí phân biệt với phần lân cận”, “vùng là một phạm vi xác định nào đó của bề mặt trái đất” “vùng là không gian, là một trong các hình thức tồn tại của vật chất”. Nhóm tác giả Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú cũng đưa ra định nghĩa riêng về vùng: “Trên giác độ quản lý đất nước, vùng được quan niệm là cấp trung gian giữa quốc gia và tỉnh, vùng bao gồm một sô” tỉnh và một quốc gia có một số vùng”. “Vùng là một khái niệm không gian, là hình thức kết cấu của vùng đất chiếm một không gian nhất định trên mặt đất, dựa vào điều kiện vật chất khác nhau làm đối tượng. Vùng có các thuộc tính cơ bản như sau:

- Một phần của bề mặt trái đất, chiếm không gian nhất định (không gian ba chiều). Một số không gian này có thể là không gian tự nhiên, không gian kinh tế, không gian xã hội…;

- Có phạm vi và ranh giới nhất định. Phạm vi của nó có thể lớn, có thể nhở do căn cứ vào các yêu cầu khác nhau, hệ thống chỉ tiêu khác nhau để phân chia. Ranh giới của vùng thường có đặc trưng mang tính quá độ, là một “dải đất” biến đổi cả về lượng và chất; ranh giới vùng theo tự nhiên có lúc là đứt đoạn (còn gọi là không liền khoảnh), nhưng phần lớn có tính liên tục (liền khoảnh);

- Có hình thức kết cấu hệ thống nhất định. Tính phân cấp hoặc tính nhiều cấp, tính phân tầng. Do vậy vùng có mối quan hệ giữa trên với dưới, dọc và ngang. Mỗi một vùng nhỏ là một phần hợp thành để tạo nên một vùng lớn hơn”.


Khó khăn khi triển khai các chính sách vùng, địa phương

Những tác động ngược chiều nhau

     Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều nhóm lợi ích khác nhau tác động đến các cộng đồng địa phương và vùng, nhưng lại vượt khỏi tầm kiểm soát của các địa phương và vùng. Các chính quyền địa phương và vùng phụ thuộc vào chính phủ trung ương. Các mức thu nhập của các cơ quan lập pháp vùng phụ thuộc vào việc duy trì và tạo thêm việc làm trong toàn vùng và ở các địa phương. Tình trạng ách tắc giao thông và ô nhiễm không khí vượt khỏi ranh giới các cộng đồng vùng và địa phương. Các nhà hoạch định chính sách có thể hạn chế mức độ ảnh hưởng tiêu cực của những tác động đó đến cộng đồng vùng và địa phương thông qua các chính sách vùng và địa phương.

Khó khăn khi triển khai các chính sách vùng, địa phương

Sự hạn chế của các nguồn lực

     Không phải lúc nào việc thực hiệ tốt một chính sách cũng được thể hiện một cách rõ ràng, ngay cả khi có một mức độ đồng thuận cao về một định hướng đáng mong đợi. Các nguồn lực dành cho việc thực hiện chính sách có thể và thường hạn chế so với yêu cầu, vì vậy có thể phải cần đến sự giàn xếp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong phạm vi vùng và địa phương. Việc hoạch định chính sách không được tiến hành trong một môi trường chân không. Có rất nhiều tác động từ bên ngoài đối với một quá trình hoạch định chính sách vùng và địa phương. Tương tự như vậy, bản thân bất cứ chính sách nào cũng không thể tồn tại trong môi trường chân không. Vì vậy nếu các cấp chính quyền vùng và địa phương không hướng dẫn các nhóm cộng đồng hoặc các cá nhân đế đưa họ tham gia vào việc trợ giúp cho các quá trình hoạch định và thực hiện chính sách thì không thể có được chính sách vùng và địa phương thành công.


Đường lối chiến lược vùng và địa phương ở Việt Nam

     Về phương diện thể chế hành chính, Việt Nam chưa có thể chế vùng, vì vậy cho đến nay chúng ta chưa có những hệ thông chính sách vùng được xây dựng từ dưới lên như thông lệ của các Liên minh (Liên minh châu Âu), các nhà nước Liên bang (Mỹ, Canada) hoặc các quốc gia có hệ thông hành chính thể chế vùng (Philippin). Tuy nhiên Việt Nam nhận thức rất rõ vai trò quan trọng của vùng đối với quá trình phát triển đất nước.

Đường lối chiến lược vùng và địa phương ở Việt Nam

     Không thể chế hoá vùng về phương diện hành chính, Việt Nam chọn xây dựng vùng về phương diện kinh tế, và chọn phân vùng kinh tế. Điều đó được phản ánh cụ thể trong đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo phương châm phát triển bền vững vùng kinh tế như là một mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, đó là “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Để hiện thực hoá mục tiêu phát triển đấtnước mà Đại hội Đảng IX đã đề ra, Nhà nướcchủ trương phát triển bền vững các vùng và địa phương “Chiến lược phát triển vùng một mặt phải ưu tiên phát triển trước các vùng kinh tế trọng điểm, có khả năng bứt phá lên trước, nhưng mặt khác phải hỗ trợ các vùng kém phát triển và có điều kiện khó khăn hơn, nhằm tạo ra một sự cân đối nhất định trong phát triển không gian, từng bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế trong những năm sau này. Các vùng phát triển kinh tế trọng điểm sẽ đóng vai trò là đầu tàu, là động cơ lôi kéo các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn hơn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích chính sách công, chính sách văn hóa

Những giới hạn trong hoạch định chính sách vùng và địa phương

      Không ai có thể nói một cách chắc chắn rằng không có khó khăn gì trong việc hoạch định được một chính sách vùng và địa phương hiệu quả, vì việc hoạch định chính sách thường đi kèm với nhiều thách thức và rủi ro. Bên cạnh đó, quá trình hoạch định chính sách vùng và địa phương luôn luôn liên quan đến vô số mối quan tâm, liên quan đến những phân tích phức tạp, đến các nguồn thông tin trái chiều, đến các con người cụ thể với những bản sắc và cá tính rất đa dạng. Một số nhân tố dưới đây sẽ làm rõ thêm các vấn đề đó.

giới hạn trong hoạch định chính sách vùng và địa phương

Những khác biệt về mục tiêu

     Các lợi ích chính đáng của cộng đồng thường bao gồm nhiều mục tiêu và đôi khi không tránh khỏi chúng xung đột nhau. Đó thực chất là một thách thức lớn đôi với công việc hoạch định chính sách. Chẳng hạn một cộng đồng doanh nghiệp trước hết có thể được huy động bỏi một mục tiêu lợi nhuận nào đó trong việc trình bày vị trí của nó về một kế hoạch tổng thể. Các lợi ích cộng đồng khác có thể đật ưu tiên cao hơn vào mục đích bảo vệ môi trường thiên nhiên càng nhiều càng tốt. Và các mục tiêu này có thể xung đột nhau.

Tính đa dạng về lợi ích

     Các nhóm đa lợi ích và các trung tâm quyền lực thường có khuynh hướng “đi bước một cho đúng hướng” theo cách thức tiên tiến hơn là cam kết với những thay đổi lớn. Một số bên tham gia thường nản lòng vì cho rằng quá trình hoạch định chính sách cần tạo ra những thay đổi quyết định hơn nhiều so với hiện trạng. Mặt khác, dường như những thay đổi nhỏ trong ngắn hạn lại có thể đem đến những tác động dài hạn. Một số nhóm lợi ích có thể sử dụng việc phân tích để có được các lựa chọn hợp lý; một số người có kỹ năng cao trong việc sử dụng phương pháp thống kê để chứng minh mọi thứ. Tuy nhiên, việc xem xét chặt chẽ các phân tích của họ cũng có thể phát hiện được các sai lầm nghiêm trọng.

Hạn chế các nguồn thông tin

     Tình trạng không có được các nguồn thông tin chính xác cũng có thể cản trở nghiêm trọng đối với việc hoạch định chính sách. Các quan chức chính quyển vùng và địa phương thường phải đối mặt với tình trạng quá tải thông tin. Quá nhiều thông tin có thể làm cho việc ra quyết định trở nên không chắc chắc. Trong tình trạng đó toàn bộ nguồn thông tin trở nên bị pha loãng và thiếu sức thuyết phục, khiến cho nhũng người ra quyết định có thể phải dùng đến các phương pháp ra quyết định thiên về cảm tính cá nhân nhiều hơn. Các dữ liệu và các phân tích chính xác, được tổ chức tốt có thể tạo thuận lợi lớn cho quá trình ra các quyết định hoạch định chính sách.

Tiêu chí vẽ một chính sách vùng và địa phương tốt

     Vì thông thường không có một chính sách ‘đúng hoặc sai” nên câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đánh giá được các quyết định chính sách nào đó là tốt hay không? Một số đặc trưng sau có thể giúp xác định đó là một chính sách tốt: 

Tiêu chí vẽ một chính sách vùng và địa phương tốt

Có sự trợ giúp công cộng 

     Thông thường việc đánh giá một chính sách là tốthay không là do hệ thống cơ quan lập pháp thực hiện bằng cách bỏ phiếu lấy ý kiến đa số. Một chính sách được tuyệtđại đa số tán thành thì đó là một chính sách “rất thành công”. Các hội đồng hoạch định chính sách không phải là từ con sốkhông, mà phải dựa vào các ý tưởng từ nhiêu nguồn khác nhau, bao gồm các công, viên chức nhà nước, các nhóm công dân, các uỷ ban tư vấn, các phòng thương mại, và các tổ chức xã hội khác nữa. Việc hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho sự thành công của một chính sách thương là sự hỗ trợ của các cộng đồng dân cư. 

Các chính sách phải công minh

     Một chính sách tốt, trước hết phải là một chính sáchcông minh; chính sách đó không được áp đặt các ảnh hưởng thiên lệch lên các nhóm lợi ích khác nhau trong vùng và địa phương. Các quyết định chính sách phải dựa trên một quá trình đúng, tôn trọng các quyền của người dân đã được hiến pháp thừa nhận. Việc hoạch định chính sách không phải bao giờ cũng mang tính đa số. Đôi khi việc hoạch định chính sách còn là việc bảo vệ các quyền lợi chính đáng của một số nhóm thiểu sốnào đó.

 Các quyết định hợp lý phải dựa trên sự phân tích thấu đáo 

    Việc phân tích chính sách được thực hiện một cách thâu đáo thường bắt đầu từ việc phân tích các mục đích và các mục tiêu cần đạt được, xem xét hàng loạt phương án thay thế, xác định các tiêu chí đánh giá một cách rõ ràng, và đánh giá các tác động của các phương án theo các tiêu chí đã xác định, cần phải đo lường các hệ quả của các quyết định chính sách theo cách nhìn nhận, theo các giá trị và mục tiêu của cộng đồng. 

Các chính sách cẩn phái thích hợp 

    Các quyết định chính sách phải hướng đến giải quyết các vân để được coi là có ý nghĩa đốivới cộng đồng.

 Các chính sách phải được thục hiện nghiêm túc 

    Các quyết định chính sách phải mang tính khả thi đối với chính quyền vùng và địa phương, và phải có khả năng thực hiện đối với các cấp chính quyến đó. Để thực hiện các chính sách thì cần phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng. 

Các chính sách phải được giám sát

     Quá trình thực hiện bất cứ một chính sách nào cũng có thể gặp những khó khăn, bất trắc, rủi ro có thể dẫn đến các hệ quả không mong muốn, hoặc không đạt được mục đích và các mục tiêu đã đề ra. Vì vậy ởgiai đoạn phân tích các nhà hoạch định chính sách vùng và địa phương cần phải tính đến những nguyên nhân có thể làm cho một chính sách nào đó có khả năng thất bại. Các hệ thống giám sát tốt có thể cung cấp các cảnh báo sớm về những thất bại chính sách hoặc các hệ quả không mong muốn có khả năng xảy ra. Điều đó tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách tìm ra các phương án dự phòng hoặc thay đổi chính sách nhằm tăng thêm tính hiệu quả và ngăn chặn khả năng không mong muốn xảy ra.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích chính sách công, chính sách mới

Xác định các chính sách hoạch định phù hợp

Xác Thc hiện và giám sát

     Ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách đưa ra được các quyết định quan trọng liên quan đến tất cả các nhóm lợi ích trong địa phương thì việc phân tích các phương án thay thế và mục tiêu đạt tới đồng thuận vẫn luôn luôn là một quá trình còn ở phía trước mặt các nhà hoạch định chính sách, và các nhà hoạch định chính sách bao giờ cũng dư thừa các kế hoạch, các dự định đầy thiện chí. Vì vậy cần phải phân công trách nhiệm thực hiện một cách rõ ràng, minh bạch và thấu đáo. Trong thực tế thì không phải bao giờ tất cả các chính sách để ra đều sẽ đem lại các kết quả mong muốn. Vì vậy, hoạt động giám sát việc thực hiện các chính sách là rất cần thiết. Một trong những thao tác quan trọng trong giám sát thực hiện chính sách là nhanh chóng phát hiện ra những giả thiết không chính xác để sớm điểu chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Xác định các chính sách hoạch định phù hợp

Dịch vụ vùng và địa phương

    Một số dịch vụ của vùng hoặc địa phương thường được thể chế vùng hoặc quốc gia uỷ nhiệm. Việc cung cấp một số dịch vụ thì thường được tính toán cẩn trọng, trong khi đó việc cung cấp những dịch vụ khác lại được thực hiện một cách tuỳ tiện. Mục đích tổng quát mà các chính quyền địa phương để cập đến trong các quyết định chủ chốt liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ cho người dân là mỗi loại dịch vụ có một mức độ và trách nhiệm cung cấp khácbiệt tương ứng. Cấp quận/huyện cung cấp hàng loạt dịch vụ do cấp tỉnh uỷ nhiệm. Các dịch vụ của vùng thì đòi hỏi được cung cấp thông qua việc lựa chọn chính sách. Không phải tất cả các quận/huyện đều cung cấp các dịch vụ liên vùng. Bất cứ một cấp độ hành chính nào được tổ chức ra thì đều liên quan đến vấn đề hoạch định và thực hiện các chính sách khác nhau. Một số vùng hoặc địa phương hợp đồng với các cấp thấp hơn nhằm đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ công cộng cho người dân. Đó chính là vấn đề lựa chọn chính sách dựa trên các cấp độ dịch vụ và các chi phí cung cấp các dịch vụ đó.

Ngân sách và các kế hoạch cung cấp vốn cho các chính sách

     Các hạng mục này xác định việc phân phối các nguồn tài chính khan hiếm nhằm trợ giúp cho việc đạt được các đích đến và các mục tiêu đã được xác định trong tầm nhìn của cộng đồng bằng cách thực hiện các kế hoạch tổng thể và cung cấp đầy đủ và hiệu quả các dịch vụ cần thiết cho địa phương và vùng. Ngân sách được coi là một công cụ mạnh nhất trong quá trình hoạch định chính sách. Nó xác định việc chi tiêu và các ưu tiên trong việc cung cấp các dịch vụ cho nhiều loại quyết sách khác nhau. Rất hiếm khi có đủ lượng tiền để đáp ứng được mọi nhu cầu phát triển của cộng đồng vùng và địa phương. Vì vậy các kế hoạch ngân sách và kế hoạch cung cấp các nguồn vốn nhất thiết phải được sắp xếp ưu tiên, cần phải cấp vốn cho hạng mục nào? Cấp theo trật tự nào? Hạng mục nào chưa cần cấp vốn? Cần cấp bao nhiêu thì đủ cho các dịch vụ thiết yếu và đáng mong đợi nhất? Các dự trù kế hoạch tàichính dài hạn cho 5 – 6 năm tới thường cho thấy một số chi phí hoặc hệ quả của các quyết định chính sách ngăn hạn. Việc phân bổ các nguồn cho các nhu cầu cạnh tranh là một công việc quan trọng trong quá trình hoạch đinh chính sách vùng và địa phương. Việc quyết định không làm cái gi cũng là một phần quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: vai trò của chính sách công, chính sách