Chức năng của thủ lĩnh chính trị

- Thủ lĩnh chính trị là người đại diện cho một tổ chức chính trị (đảng phái, đoàn thể, phong trào chính trị…) hoặcmột giai cấp, một dân tộc. Thủ lĩnh chính trị đại diện cho những lợi ích cơ bản thể hiện thành đường lối, chiến lược chính trị của tổ chức, hay của giai cấp, dân tộc. Thủ lĩnh chính trị có thể thay mặt tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) trong quan hệ với tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) khác. Trong quan hệ nội bộ của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc), thủ lĩnh chính trị có quyền nhân danh ý chí phản ánh lợi ích chung của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) đối với các thành viên. Sự phục tùng của các thành viên đối với thủ lĩnh chính trị chính là sự phục tùng đối với tổ chức hay giai cấp, dân tộc của mình.

Chức năng của thủ lĩnh chính trị

- Thủ lĩnh chính trị là người lãnh đạo tổ chức chính trị hay giai cấp, dân tộc. Thủ lĩnh chính trị đề xướng đường lối, chiến lược phản ánh lợi ích cơ bản của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc), định hướng hoạt động chính trị chung của tổ chức (hay giai cấp, dân tộc) nhằm đạt đến mục tiêu thực hiện lợi ích cơ bản đó; giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị trong cuộc đấu tranh chính trị với các tổ chức chính trị (hay các giai cấp, dân tộc) khác. Thủ lĩnh chính trị tập hợp lực lượng chính trị, xây dựng tổ chức chính trị, để tiến hành các hoạt động chính trị. Thủ lĩnh chính trị điều hành, huy động lực lượng và sử dụng các phương thức, phương tiện, tổ chức các hoạt động chính trị của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) nhằm hiện thực hoá đường lối, chiến lược để đạt được mục tiêu chính trị là những lợi ích cho tổ chức (hay giai cấp, dần tộc) mình.

     Hai chức năng cơ bản (đại diện và lãnh đạo) của thủ lĩnh chính trị thể hiện trong hai quan hệ cơ bản: đối nội (quan hệ vớicác thành viên bên trong tổ chức chính trị hay giai cấp, dân tộc) và đối ngoại (quan hệ với các tổ chức chính trị hay giai cấp, dân tộc khác). Đểthực hiện được chức năng đó, thủ lĩnh chính trị phải có quyền lực; nhưng quyền lực đó không xuất phát từ bản thân người thủ lĩnh chính trị (cho dù là thiên tài), mà về thực chất, đó là quyền lực (có cội nguồn từ mọi thành viên) của tổ chức chính trị (hay giai cấp, dân tộc) uỷ quyền cho thủ lĩnh chính trị.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích chính sách công, chính sách mới

Khái niệm thủ lĩnh chính trị

      Ở bất cứ đâu khi tồn tại nhóm người với những hoạt động mang tính tập thể đều xuất hiện thủ lĩnh. Thủ lĩnh là một trong những dấu hiệu cơ bản của một tổ chức, của hoạt động chung. Vấn đề thủ lĩnh đã được nhiều khoa học nghiên cứu: Tâm lý học nghiên cứu cấu trúc nhân cách, những đặc điểm cá nhân người thủ lĩnh, xã hội học xem xét thủ lĩnh với quan điểm hệ thống xã hội, tâm lý học xã hội nghiên cứu thủ lĩnh như sự tác động qua lại của các yếu tố xã hội và tâm lý…

Khái niệm thủ lĩnh chính trị

      Chính trị học nghiên cứu thủ lĩnh chính trị như một hiện tượng đặc biệt của quyền lực, nghiên cứu bản chất, cơ chế hoạt động, sự ảnh hưởng đến các quá trình, hoạt động chính trị, cũng như nghiên cứu các phương pháp và các khuyến nghị thực tiễn về đào luyện thủ lĩnh chính trị có hiệu quả. Chính trị học xem xét vấn đề thủ lĩnh chính trị trên hai cấp độ: cấp độ thứ nhất giải quyết lý luận chung nhờ vào các quan điểm triết học lịch sử và chính trị khác nhau vềthủ lĩnh chính trị; cấp độ thứ hai, có tính chất thực dụng hơn, hướng đến nghiên cứu mang tính chất kinh nghiệm, hướng đến việc đưa ra những khuyên nghị thực tiễn.

     Hoạt động chính trị là hoạt động của tập đoàn người (giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể, phong trào chính trị…), do đó phải có sự lãnh đạo và xuất hiện những cá nhân có vai trò nổi bật thực hiện sự lãnh đạo ấy. Lênin chỉ rõ: “Thông thường thì các chính đảng đểu nằm dưới quyển của những nhóm ít nhiều có tính chất ổn định, gồm những người có uy tín nhất, có ảnh hưởng nhất, có kinh nghiệm nhất, được bầu ra giữ trách nhiệm trọng yếu nhất và người ta gọi là các lãnh tụ. Tất cả những điều đó là điều sơ đẳng nhất. Tất cả những điều đó đểu đơn giản và rõ ràng”.

     Chính trị liên quan đến số đông con người, là hoạt động tập thể của những tập đoàn người. Hoạt động tập thể đó đòi hỏi sự phân chia vai trò, chức năng quản lý có tính nghiệp vụ và sự phục tùng, do đó cần phải thể chế hoá, định hình chính thức các thủ lĩnh chính trị, xác định vị thế của họ bởi quyền hành mang tính quyền lực nhất định. Cố Tổng thống Pháp De Gaulle còn nói: “Con người không thể thiếu thủ lĩnh, cũng như không thể thiếu thức ăn và nước uống. Những động vật chính trị này cần phải trong tổ chức, tức là trong trật tự và các thủ lĩnh”.

     “Thủ lĩnh” (tiếng Anh: Leader, có nghĩa là người đứng đầu, cầm đầu) là thành viên có uy tín nhất của một tổ chức hoặc một nhóm, mà sự ảnh hưởng cá nhân (của người đó) cho phép người đó đóng vai trò chủ yếu trong các quá trình, các tình huống hoạt động của tổ chức hay của nhóm. Tuỳ theo quy mô và tính chất của tổ chức, của nhóm người hay tập đoàn người, “thủ lĩnh” được dùng bao hàm những ý nghĩa khác nhau: thủ lĩnh băng nhóm; thủ lĩnh đảng phái, đoàn thể, phong trào…; thủ lĩnh giai cấp, thủ lĩnh dân tộc…

Thủ lĩnh chính tri là khái niệm để chỉ những người có vị trí quan trọng của một tổ chức chính trị, đóng vai trò đặc biệt trong cơ cấu tổ chức, dẫn dắt hoạt động chính trị của tổ chức đó trong các quá trình chính trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị.

Thông thường, thủ lĩnh chính trị là những nhân vật, những cá nhân ưu tú, tiêu biểu nhất của tổ chức chính trị. Nhưng trên thực tế tồn tại hai dạng thủ lĩnh chính trị: thủ lĩnh chính thức và thủ lĩnh phi chính thức.

Thủ lĩnh chính thức những cá nhân giữ những chức vụ trong cơ cấu tổ chức chính trị, thực hiện quyền lực dựa trên những quy tắc đã được xác lập và hàm chứa quan hệ mang tính chất chức năng của cơ cấu tổ chức.

Th lĩnh phi chính thức là những cá nhân có ảnh hưởng chi phối người khác dựa trên uy tín tạo lập bởi những phẩm chất cá nhân (trí tuệ, đạo đức, năng lực, tính cách…) trong quan hệ cá nhân của các thành viên trong tổ chức chính trị. Hai dạng thủ lĩnh đó có thể bổ sung cho nhau, khi thống nhất sẽ tạo nên người thủ lĩnh thực thụ, vừa có uy tín, vừa có quyền hành. Song cũng có thể hai dạng thủ lĩnh đó tách rời nhau, thậm chí mâu thuẫn, xung đột với nhau. Khi đó, trong tổ chức chính trị tồn tại hai “thủ lĩnh”, dẫn đến sự lãnh đạo không tập trung, làm suy giảm hiệu quả lãnh đạo, dẫn dắt hoạt động chung; thậmchí, dẫn đến sự chia rẽ, mâu thuẫn, xung đột trong tổ chức chính trị, nguy cơ phá vỡ, làm tan rã tổ chức.

      Người ta còn phân biệt thủ lĩnh trên danh nghĩa và thủ lĩnh trên thực tế.

Thủ lĩnh trên danh nghĩa(hay thủ lĩnh hình thức) là thủ lĩnh có chức danh, nhưng không đủ khả năng điểu hành công việc, điều khiển người khác.

Thủ lĩnh trên thực tế (hay thủ lĩnh thực sự) là thủ lĩnh có thể không chức danh, chức vụ, nhưng là người điều khiển được người khác, chi phối hành động của người khác nhờ vào uy tín cá nhân (trí tuệ, đạo đức, năng lực, tư cách…). Thời cổ đại, nhà tư tưởng Hy Lạp Xênôphôn đã nói: Thủ lĩnh (chính trị) “không phải là người mang vương trượng, cũng không phải là người được dân chúng chọn ra, cũng không phải là người được chỉ định bằng bỏ thăm, cũng không phải là người chiếm đoạt quyền lực bằng bạo lực hay mưu chước. Các thủ lĩnh là người biết chỉ huy”. Trong tổ chức chính trị, thủ lĩnh trên thực tế có vai trò lãnh đạo thực sự, nhưng lại không được xác lập chức danh, chức vị chính thức, do đó sẽ khó khăn trong thực hiện sự lãnh đạo tổ chức chính trị. “Danh” có chính thì “ngôn” mới thuận. Do vậy, tốt nhất là không nên để xảy ra tình trạng tổ chức chính trị tồn tại thủ lĩnh trên danh nghĩa, mà chỉ có thủ lĩnh trên thực tế được xác lập chức danh chính thức.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: vai trò của chính sách công, chính sách

Khung ưu tiên phát triển bền vững vùng ở Việt Nam

- Khi xác định các ưu tiên cho từng phương thức công nghiệp hóa, đô thị hóa, và hiện đại hóa bền vững các vùng lãnh thổ ở Việt Nam cần chú ý đến các chiến lược sau:

Khung ưu tiên phát triển bền vững vùng ở Việt Nam

i) Lựa chọn con đường công nghiệp hóa mới, trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực, không hy sinh các nguồn khan hiếm của nông nghiệp truyền thống đặc biệt là đất nông nghiệp, rừng, các nguồn nước, không khí trong lành để đổi lấy công nghiệp hóa bằng mọi giá;

ii) Lựa chọn con đường đô thị hóa mới, trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực, không được phép hy sinh nông nghiệp, nông dân và nông thôn; ngược lại phải xây dựng các chiến lược phát triển nông nghiệp, tăng cường phúc lợi cho nông dân, phục hưng nông thôn; không hy sinh các chân giá trị văn hóa, xã hội nông nghiệp truyền thống để đổi lấy đô thị hóa bằng mọi giá;

iii) Lựa chọn con đường hiện đại hóa mới, trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực, không đồng nhất với Tây phương hóa, nhưng cũng không tự cô lập mình với thế giới, đó phải là con đường hiện đại hóa bằng vốn, kỹ thuật, khoa học, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao mức sống, xây dựng một xã hội Việt Nam thịnh vượng, làm phong phú thêm bản sắc, truyền thống, lối sống Việt Nam.

- Khi xác định các vai trò ưu tiên của Nhà nước và người dân cho việc phát triển bền vững vùng kinh tế Việt Nam cần chú ý đến các chiến lược sau:

i) Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc tìm kiếm, khai thác, quản lý và phân bổ các nguồn khan hiếm, đặc biệt là vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường và vai trò tạo hành lang pháp lý cho việc tìm kiếm, khai thác, quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn khan hiếm một cách hiệu quả;

ii) Nâng cao vai trò của Nhà nước trong quá trình dân chủ hóa, minh bạch hóa việc tìm kiếm, khai thác, quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn khan hiếm nhằm đảm bảo công bằng xã hội;

iii) Tăng cường năng lực, vai trò tham gia và đảm bảo các quyền của người dân trong các quá trình tìm kiếm, khai thác, quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn khan hiếm nhằm mục đích xây dựng các vùng kinh tế Việt Nam thịnh vượng.

- Khi xác định các ưu tiên nắm bắt được cơ hội, vượt qua được thách thức và tránh được rủi ro trong việc tìm kiêm và cung cấp các nguồn lực cho việc phát triển bền vững vùng kinh tê Việt Nam cần chú ý đến các chiến lược sau:

i) Sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm, và không để lọt ra ngoài các nguồn khan hiếm nội địa sẵn có;

ii) Tận dụng khả năng và cơ hội nội địa hóa các nguồn khan hiếm từ bên ngoài;

iii) Không biến các vùng kinh tế của Việt Nam thành các trung tâm ô nhiễm, thành nơi chứa các loại rác thải công nghiệp và công nghệ lạc hậu của nước ngoài;

iv) Không khai thác quá mức hoặc cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đổi lấy các loại vốn và hoặc hàng hóa, công nghệ; không biến các vùng khai thác tài nguyên thành tiêu điểu, hoặc thành các bãi rác thải khổng lồ;

iv) Gia tăng năng lực phát minh và sản xuất các nguồn thay thế bằng phát triển khoa học và công nghệ.

- Khi xác định các ưu tiên biến khan hiếm tuyệt đối các nguồn thành khan hiếm tương đối, phục vụ cho việc phát triển bền vững vùng kinh tế Việt Nam cần chú ý đến các chiến lược sau:

i) Phát huy lợi thế cạnh tranh trong điều kiện khan hiếm các nguồn theo đặc trưng riêng của từng vùng để cung cấp các nguồn có ưu thế cạnh tranh lớn hơn các vùng khác;

ii) Không cạnh tranh bằng mọi giá với vùng có ưu thế cạnh tranh tuyệt đối lớn hơn vùng mình về một hoặc những nguồn lực, hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó;

iii) Tăng cường liên kết giữa các các tiểu vùng, các vùng trong phạm vi đất nước, liên kết với khu vực và quốc tế để phát huy được các lợi thế cạnh tranh, giảm được các điểm bất lợi của vùng mình;

iv) Tập trung phát triển các nguồn lực có thế mạnh truyền thống trong so sánh quốc nội và quốc tế, đặc biệt là các lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế biển chẳng hạn.

- Khi xác định các ưu tiên tìm kiếm và cung cấp nguồn nhân lực cho việc phát triển bền vững vùng kinh tế Việt Nam cần chú ý đến các chiến lược sau:

i) cải thiện số lượng nguồn nhân lực vùng kinh tế Việt Nam một cách hợp lý về tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ di cư, nhập cư, tỷ lệ lao động trong các khu vực kinh tế, v.v…;

ii) cải thiện chất lượng nguồn nhân lực về điều kiện sống, mức sống, tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ học vấn và trình độ chuyên môn, sức khỏe, mức độ hưởng thụ văn hóa và thỏa mãn với cuộc sống, v.v…;

iii) Phát triển đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, có trình độ;

iv) Đột phá vào các nguồn lực mũi nhọn, đặc biệt là phát triển việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm gia tăng khả năng thay thế tình trạng khan hiếm phổ biến nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng, quốc gia, quốc tế.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách công, chính sách là gì  

Những khía cạnh ưu tiên phát triển kinh tế của Việt Nam

     Các thành quả của quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt được nhờ tăng trưởng kinh tế, bởi vì tăng trưởng kinh tế là gia tăng thu nhập về lượng của nền kinh tế quốc dân trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Trong bối cảnh các vùng kinh tế Việt Nam hiện nay, tăng trưởng kinh tế phải được xếp hạng ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, dù có coi tăng trưởng là ưu tiên hàng đầu, thì chúng ta vẫn không thể quên được rằng tăng trưởng chỉ là phương tiện để Việt Nam đạt tới mục đích phát triển bền vững. Chính vì vậy ưu tiên tăng trưởng không phải là ưu tiên bằng mọi giá, mà là ưu tiên có điều kiện, ưu tiên hợp lý, tùy thuộc vào lợi thế so sánh của từng không gian, thời gian, điểu kiện môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể chế, con người của từng địa phương, từng vùng kinh tế nhất định trong mối tương quan với các địa phương, các vùng khác trong cả nước, và trong cả mối tương quan với khu vực và quốc tế nữa.

Những khía cạnh ưu tiên phát triển kinh tế của Việt Nam

     Khi thực hiện chiến lược ưu tiên tăng trưởng hợp lý hướng vào mục tiêu kinh tế trong từng vùng kinh tế của mình, Việt Nam không được phép quên đi hoặc bỏ qua tầm quan trọng sống còn của các mục tiêu xã hội của mình. Các mục tiêu xã hội đó thể hiện ở việc đảm bảo các lĩnh vực sau:

i) Ưu tiên tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo công bằng xã hội, đặc biệt là đảm bảo rằng người nghèo, các nhóm người yếu thế, các cộng đồng tại các vùng ngoại vi đô thị, tại các vùng sâu, vùng xa cũng phải được hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng và phát triển;

ii) Ưu tiên tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân tại tất cả các vùng trong cả nước;

iii) Ưu tiên tăng trưởng kinh tế phải đồng hành cùng việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách ưu tiên phát triển các cộng đồng dân tộc thiểu số;

iv) Ưu tiên tăng trưởng kinh tế phải gắn liền vớiviệc ban hành và thực hiện các chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, các giá trị và bản sắc văn hóa của từng cộng đồng, địa phương và vùng kinh tế.