Phân loại theo trạng thái của chủ thể quyết định chính sách:
+ Chính sách thụ động: là những chính sách được đưa ra nhằm xử lý một tình huống phát sinh trong đòi sông xã hội. Mục tiêu của chính sách thụ động thường là nhằm:
(1) Sửa sai một chính sách cũ;
(2) Bổ sung, làm phù hợp hơn, hoặc diễn giải cho rõ nghĩa một chính sách hiện hành khác;
(3) Chi tiết hoá một chính sách đã có;
(4) xử lý một vấn đề xã hội đã xảy ra hoặc đang được cảnh báo;
(5) Đáp ứng yêu cầu của một tập thể cử tri hoặc một nhóm xã hội nào đó;
(6) Giải quyết những nguy cơ, khó khăn mà người làm chính sách đang phải đối mặt.
+ Chính sách chủ động: là chính sách do chính quyền đưa ra khi xã hội chưa có nhu cầu cụ thể (chính xác hơn là chưa đủ khả năng để nhận thức được nhu cầu chính sách), hoặc nếu có thì mới chỉ giới hạn ở một bộ phận rất hẹp các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, còn đại bộ phận nhân dân vẫn chưa ý thức được, hoặc chưa nhìn thấy nhu cầu và tính cấp thiết của nó. Chính sách chủ động thường thể hiện mục tiêu củng cố lợi ích quốc gia về lâu dài và xử lý các vấn đề phát triển ởtầm dài hạn.
- Phân loại theo thời gian thực hiện:
+ Chính sách ngắn hạn: là những chính sách chỉ được áp dụng trong khoảng thời gian ngắn, có thể thay đổi hàng năm, để đối phó với nhũng tình huống mới (chẳng hạn như chính sách lãi suất, chính sách giá cả, chính sách xuất nhập khẩu…).
+ Chính sách dài hạn: là những chính sách đòi hỏi thời gian thực hiện lâu dài. Đây thường là nhũng chính sách liên quan đến đất đai, đến việc sử dụng tài nguyên quốc gia; những chính sách liên quan đến các quyền cơ bản của con người như: quyển bầu cử, quốc tịch, hôn thú; quyền tự do tín ngưỡng, lập hội, ngôn luận…
- Phân loại theo không gian tác động:
+ Chính sách đối nội: là những chính sách được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia để giải quyết các vấn đề nội tại của đất nước.
+ Chính sách đối ngoại: là những chính sách hướng dẫn và điều tiết các quan hệ đối ngoại của nhà nước với các quốc gia, tổ chức trên thế giới.
Ngoài ra, còn có nhiêu cách phân loại khác. Chẳng hạn căn cứ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội mà chính sách hướng tới để giải quyết có thể phân thành các chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách giáo dục, chính sách khoa học, chính sách văn hoá, chính sách an ninh – quốc phòng.
Dựa trên định hướng của chính sách có thể phân thành chính sách bảo thủ và chính sách cấp tiến.
Dựa vào cách thức triển khai của chính sách có thể phân thành chính sách mang tính cưỡng chế hay mang tính thuyết phục, v.v.